MoneyLab.vn

MoneyLab.vn đồng hành cùng nhà đầu tư
Học tập, nghiên cứu - Trang bị Phương ph? Instagram: https://instagram.com/moneylab.vn?utm_medium=copy_link

14/11/2022

Ragnarok và Thị trường chứng khoán Việt Nam
Một trong những câu chuyện thú vị nhất khi chúng ta đọc về thần thoại Bắc Âu đó là mũi tên tầm gửi và Ragnarok. Một mẩu chuyện đọc gần đây nhưng cảm thấy giống tình cảnh hiện tại thật sự.
Tầm gửi, một loài cây quá nhỏ nhưng tạo ra 1 sự kiện trầm trọng đó là Ragnarok. Cũng như thị trường, niềm tin thật là một thứ nhỏ nhoi, không ai để ý nhưng lại mang đến một năm 2022 đầy những cú trầm lắng trên thị trường.
Odin, người quyền năng và uy quyền nhất cũng có thể chết ! Điều này tương tự với hiện tượng khi các Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp đang gặp về vấn đề thanh khoản và khó khăn đủ đường.
Ragnarok xảy ra, sau đó lại đến triều đại mới và huy hoàng không kém. Thị trường chứng khoán cũng vậy, sau cơn mưa, mọi thứ sẽ vào guồng quay của nó vốn dĩ vậy.
Nhưng liệu chúng ta có còn ở đó sau khi sự kiện này xảy ra, để chứng kiến một sự rực rỡ sau đó, hay chúng ta đi theo sự tàn cuộc của Ragnarok trên thị trường.
Khác với Ragnarok, chúng ta có quyền lựa chọn có hoặc không. Đối diện với nó, chấp nhận sự thật và rút lui, gây dựng từ đầu, điều đó luôn có nút bật là "YES, i do". Nhưng làm được nó không hề dễ dàng nếu như chúng ta không đủ dũng cảm.
Phần lớn chúng ta không sợ thua lỗ. Thứ chúng ta sợ là không kiếm lại được. Vì vậy, số người tồn tại qua được thị trường mỗi đợt đều rất ít dù rằng trước đó số người nhân đôi tài khoản trở lên không hề thiếu. Chuẩn bị cho thành công trên thị trường là 1 quá trình, trong đó có cả mất mát từ tài chính lẫn tinh thần. Vì vậy, sẽ rất khó khăn nhưng mọi người rồi sẽ có người qua được và đứng dậy làm lại. Những ai chưa trải qua, đa phần nếu có tiền cũng chỉ là sự may mắn. Để biến nó thành hành trình ổn định, chúng ta không thể lúc nào cũng tin và dựa vào may mắn. Vì vậy, dũng cảm bước đi tiếp và nhận các sai lầm của bản thân, đó mới là điều nên làm lúc này. Nhận sai xong và xử lý tài khoản, chấp nhận làm lại từ đầu.
Còn về vấn đề quản lý, cơ chế, chính sách hay các vấn đề tiêu cực, chẳng bao giờ là thiếu. Bản thân mình làm broker, lẫn với tư cách NĐT, lúc nào cũng thấy tình huống éo le này diễn ra, không dưới hình thức này thì cũng dưới hình thức khác. Giảm mới tạo ra cuộc chơi, nên bản thân mình luôn cảm thấy khi sai mình phải chấp nhận điều đó. Nếu nói mất mát về tài chính, thua lỗ không đem lại cảm xúc gì cho mình là nói dối. Nhưng nó không thay đổi suy nghĩ mình rằng thị trường sẽ lại cho mình cơ hội làm lại cả, vì Downtrend để tạo nên Upside và Uptrend hiện thực Upside đó. Vì vậy đừng trách chính sách hay vĩ mô/vi mô gì nữa, xưa giờ có lúc này lúc kia, làm sao mà duy trì mãi tích cực được.
Nhìn vào thực tiễn thì hiện tại yếu tố cơ bản có bị bỏ qua hay không ? Mình nói thẳng là có. Nhưng nó có mất luôn không ? Câu trả lời là không. Chuyện gì cũng sẽ qua, nhà máy, DN vẫn làm ăn đàng hoàng thì từ cái đống hỗn độn, hoạt động bình thường trở lại thì KQKD lại tăng trưởng thôi. Thậm chí nhiều DN có tài sản mới, nếu làm xong thì KQKD sẽ ở mức nền mới, EPS mức mới, thì giá cp sẽ lại lên thôi. Điều quan trọng là giải ngân sẽ khó khăn, điều này mình hiểu và đồng ý. Chúng ta không phải Bigboy (thậm chí bigboi cũng cần deliver vài bình oxy để thở mà). Vì vậy, biết thân biết phận là điều cần thiết, chờ và xem diễn biến tới đâu. khi đáy đi qua giải ngân cũng không muộn vì dù gì giá cả hiện tại cũng dưới giá trị 1 khoảng rất xa, chẳng mất mát gì ngoài chờ đợi với vài bịch bim bim ăn trong lúc chờ cả.
Để giảm xong, lấy mức Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khi hoạt động bình thường (nếu có nhà máy mới/ kinh doanh mảng mới thì adds on vào) đo với KQKD hiện tại =>> xác định Upside KQKD => xác định upside EPS và xu hướng EPS sắp tới. Chúng ta sẽ có plan cụ thế cần làm gì. Còn vì sao EPS quan trọng vậy, mn hãy theo dõi những gì EPS đóng góp tới các phương pháp định giá (mình cũng có làm clip nếu mn có cần tham khảo). Chúng ta luôn bận rộn ở 1 khía cạnh nào đó, chỉ là chúng ta có muốn làm điều đó hay không thôi.
Khi tất cả đều vứt của chạy lấy thân, sẽ có người vứt nhầm vàng mà chẳng mấy ai thèm tranh giành. Chỉ khi tàn cuộc xong, người ta mới tới trận chiến đó lấy lại thì gần như mất rồi. Vì vậy phải chuẩn bị trước thì bản thân mình mới đi trước người ta 1 bước.

14/10/2022

[PHẦN 2: THỊ TRƯỜNG RỚT MẠNH. SAI LẦM VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA CHO NHÀ ĐẦU TƯ ĐỂ SỐNG SÓT TRÊN THỊ TRƯỜNG]
Giai đoạn thị trường sập mạnh, ai là nhà đầu tư cũng khó tránh khỏi thua lỗ, chán nản. Vậy chúng ta cần rút ra kinh nghiệm gì để luôn sống sót và khiến việc đầu tư trở nên dễ dàng hơn ?
📌 CUTLOSS - NGUYÊN TẮC SỐNG CÒN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Hay là mình đừng khoe lãi nữa, mình khoe lỗ đi..
Bạn đã bao giờ lỗ 8% không cắt, 15% mới cắt?
Nhìn giá giảm hàng ngày, quyết định mua trung bình giá xuống, miệt mài trung bình xuống đến khi cạn mana vẫn chưa thấy đáy đâu?
Quá yêu doanh nghiệp, yêu cổ phiếu nên quyết định trở thành cổ đông chiến lược của công ty và tin tưởng rằng trong dài hạn chắc chắn giá cổ phiếu sẽ lên, nhưng chưa kịp đợi đến ngày hái quả thì “lũ đã cuốn chúng ta rơi hết quần”.
Ôm lỗ chán chê, đến khi nỗi đau quá lớn quyết định sút đi bằng mọi giá thì sau đấy nó lại quay đầu tăng trở lại? Vừa mệt mỏi, ức chế vừa bỏ lỡ biết bao cơ hội.
❓ Vậy làm thế nào để tránh được những điều này? Hãy khắc cốt ghi tâm câu nói của Warren Buffett:
Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền.
Nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1.
❓ Tại sao chúng ta cần cutloss?
Hầu hết những người mới chơi, kể cả tôi cũng thế, khi mới bước chân vào thị trường tài chính đều muốn kiếm thật nhiều tiền và nhanh chóng, chẳng bao giờ nghĩ đến việc mất tiền, đặc biệt trong giai đoạn thị trường đang uptrend như hiện nay. Thời gian trôi qua đủ lâu để chính bản thân ta tự nhận ra rằng, học giữ tiền chính là bài học đầu tiên và tiên quyết khi tham gia với thị trường này.
✅ Việc xây dựng cho mình nguyên tắc cutloss quan trọng không kém việc tìm điểm mua. Bởi còn tiền thì mới còn cơ hội. Ko phải lúc nào chúng ta mua cũng thành công mà sẽ xảy ra trường hợp cổ phiếu mua sau đó đi ngược với dự báo.
"Nếu một nhà đầu tư dự đoán đúng phân nửa số trường hợp là anh ta đã đạt tới một đẳng cấp trung bình xuất sắc. Ngay cả chỉ cần đoán đúng 3 hoặc 4 trên 10 trường hợp cũng có thể đem lại cho anh ta cả một gia tài nếu biết nhanh chóng cắt giảm những khoản thua lỗ ngay khi phát hiện ra mình sai". Bernard Baruch
Có một điều chắc chắn là chúng ta sẽ không thể đúng trong tất cả trường hợp nếu đi lâu dài trên thị trường này. Vì vậy bí quyết để thành công trên thị trường chứng khoán không phải là cố gắng đúng trong mọi trường hợp mà phải là cố gắng giảm thiểu tổn thất khi bạn sai. Nhận ra lúc nào mình có thể đã sai và bán ra một cách không do dự để cắt giảm mọi khoản thua lỗ.
📌 Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần mình “chưa bán là chưa lỗ”. Thật là ảo tưởng sai lầm khi cho rằng cổ phiếu bị xuống giá sẽ phải có lúc lên trở lại. Điều này chỉ phần nào đúng với cổ phiếu của những doanh nghiệp có cơ bản, hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhiều cổ phiếu không bao giờ tăng giá trở lại, hoặc ít nhất phải mất đến hàng tháng, thậm chí vài năm trời để hồi phục.
✍️ Ví dụ như TTF, bắt đầu rơi mạnh từ tháng 7/2014, thậm chí có lúc về dưới 4, mất 4 năm, bây giờ mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi kỳ vọng vào câu chuyện tái cơ cấu, nhưng giá vẫn chưa trở lại bằng ¼ đỉnh cũ.
Khi đang nắm giữ trong tay một khoản lỗ lớn, bạn thường khó có thể suy nghĩ đúng đắn, mà thường có xu hướng tự trấn an mình rằng: "Nó không thể xuống nữa đâu". Nhưng thị trường luôn vận hành theo ý nó chứ không phải theo ý ta trông đợi, và còn có rất nhiều cổ phiếu khác ngoài kia có thể sẽ đem lại cơ hội cao hơn, giúp bù đắp lại khoản lỗ. Vậy tốt hơn là chúng ta nên bán ra và quay trở lại với tư thế cầm tiền mặt để có được tư duy khách quan hơn, có kịch bản rút lui bảo toàn vốn càng sớm càng tốt, bởi nếu để các khoản lỗ càng lớn sẽ càng khó khăn để lấy lại vốn gốc ban đầu.
✅ Nếu bạn lỗ 10% thì cần phải lời 11.11% mới hòa vốn. Nếu bạn chần chừ và để tỷ lệ thua lỗ tăng lên 20%, giờ đây bạn phải kiếm lời 25% chỉ để quay lại với số vốn ban đầu. Chờ lâu hơn tới khi cổ phiếu lỗ 25%, bạn sẽ phải kiếm lời 33% mới có thể “về bờ”. Thảm họa hơn nữa nếu bạn lỗ tới 50% thì bạn cần phải lãi gấp đôi tài khoản mới mong hòa vốn. Vấn đề là phải chờ đến bao giờ cho đến khi giá của nó có thể tăng gấp đôi: 1 tháng? 1 năm? 5 năm? Hay thậm chí hơn thế nữa?
📌 Càng đợi lâu thì các phép tính sẽ càng chống lại bạn, vì vậy đừng chần chừ. Hãy hành động ngay lập tức để loại bỏ mọi quyết định sai lầm. Đừng để chúng ta phải “dành cả thanh xuân để mong hòa vốn”.
📌 À, có thể cổ phiếu bạn vừa bán ra sẽ tăng giá ngay trở lại, và đúng là điều này thật bực mình, nhưng đừng vội kết luận hay trách móc rằng mình đã sai lầm khi bán cổ phiếu đó đúng vào lúc nó sắp lên giá. Mọi khoản thua lỗ 50% đều bắt đầu tư những khoản lỗ 20%, và những khoản thua lỗ 20% đều bắt đầu tư những khoản lỗ 10%.
Hãy suy nghĩ theo cách này: "Nếu bạn mua bảo hiểm chiếc xe của bạn trong năm ngoái và không gặp phải một tai nạn nào, như thế có thể coi là lãng phí tiền bảo hiểm không? Hay bạn mua bảo hiểm hoả hoạn cho căn nhà của bạn, nếu nhà chưa bị cháy, liệu bạn có cảm thấy phiền lòng vì đã đưa ra quyết định sai lầm không?" Nó cũng giống như việc chúng ta nhanh chóng cắt bỏ khoản đầu tư thua lỗ vậy. Khi đó số tiền cắt lỗ giống như khoản phí bảo hiểm mà bạn bỏ ra để bảo hiểm cho số vốn đầu tư còn lại của mình. Bởi “Còn tiền thì mới còn cơ hội” như mình đã nói ở trên.
📌 Vậy thiết lập các điểm cutloss dựa trên cơ sở nào?
1. Cutloss theo %
Cách cắt lỗ thông dụng và đơn giản nhất là bán ra khi cổ phiếu giảm một mức phần trăm nào đó so với giá mua. Bao nhiêu phần trăm thì tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi người cũng như độ biến động của từng loại cổ phiếu. Thường đa số giới hạn mức lỗ ở 7-8% trong đầu tư ngắn hạn hoặc lớn hơn một chút với những nhà đầu tư dài hạn.
2. Cutloss khi thủng các vùng hỗ trợ trọng yếu
Các vùng hỗ trợ trọng yếu bao gồm các vùng đỉnh/đáy trong quá khứ, trendline, các mốc Fibonacci, các đường trung bình động… nói chung là những mức giá có lực cầu mạnh.
Nếu giá thủng các vùng hỗ trợ này (đặc biệt kèm khối lượng lớn), rất có thể xu hướng của cổ phiếu đã thay đổi và chúng ta nên nhanh chóng đóng vị thế, thoát hàng. Lệnh dừng lỗ nên được đặt ngay bên dưới vùng hỗ trợ trọng yếu.
Có thể bạn thấy những phương pháp cutloss như trên phù hợp hơn với những trader chủ yếu dựa trên kỹ thuật. Nhưng ngay cả với những nhà đầu tư lâu dài, có xu hướng đồng hành cùng doanh nghiệp cũng không tránh khỏi những lúc lựa chọn sai thời điểm vào, vì mình cũng không thể nào kiểm soát được 100% thông tin và biến động giá trong ngắn hạn do cung cầu. Và cuối cùng chúng ta vẫn cần giữ được vốn trước khi gia tăng nó.
Dù bạn là một nhà đầu tư mới bước vào nghề hay là một người dày dạn kinh nghiệm trên thị trường, bài học khó khăn nhất chính là: học cách chấp nhận một thực tế rằng không phải lúc nào mình cũng đúng. Nếu bạn không nhanh chóng dừng thua lỗ thì sớm muộn gì bạn cũng phải chịu những thua lỗ nặng nề hơn, thậm chí là cháy tài khoản. Do đó, hãy tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ đã đặt ra và hãy luôn nhớ rằng “CÒN TIỀN LÀ CÒN CƠ HỘI”
---------------------------------------------------------------
📌Tham gia Room cộng đồng của 𝐌𝐨𝐧𝐞𝐲𝐋𝐚𝐛.𝐯𝐧 để nhận thông tin thị trường và điểm mua Cổ phiếu sớm nhất nhé:
https://zalo.me/g/wgjipk090
----------------------------

10/10/2022

Cuối tuần, mình đọc qua tất các luồng thông tin lớn, từ khắp các NĐT lớn. Cả tiêu cực lẫn tích cực đều có, người gọi mua cũng có, người kêu rủi ro cũng không ít. Chúng ta nên làm gì ?

Trước mắt, sự tiêu cực sẽ tiếp tục phản ánh trên thị trường mình. Đó là điều không thể né tránh mình trong ít nhất vào ngày thứ 2. Em sẽ nêu vài góc nhìn khác để mọi người nhìn cái nhìn bớt tiêu cực hơn. Tiêu cực hay lạc quan quá, đều có thể gây ra quyết định sai lầm

Vấn đề quan trọng nhất thị trường hiện tại đó là thanh khoản. Định giá được quyết định bởi thanh khoản chảy vào mua các cổ phiếu. Vì vậy, đó là điều sẽ giải quyết được câu hỏi:
“Thị trường có tích cực/tiêu cực hay không ?”

Khi dòng tiền chảy vào, cổ phiếu phục hồi, thậm chí tạo nền, thì mọi thứ lại trở nên tích cực và rằng định giá sau đoạn vừa qua trở nên quá rẻ. Nếu tiền không vào, rõ ràng sự ủng hộ tại mức giá hiện tại là không đủ.
Ở đoạn vừa qua, thông tin tiêu cực liên tục xảy ra trên thị trường. Mật độ dày đến mức nào thì mọi người đều cảm nhận được. Có 1 điểm là khi mọi thứ tiêu cực nhất trong 1 khoảng thời gian ngắn và giá cổ phiếu đã bị chiết khấu quá nhiều so với book value, sẽ rất dễ xảy ra cú đảo chiều.
Phiên thứ 6 vừa qua, chúng ta đã thấy lực cầu đó lần đầu tiên chảy vào. Dù là 1 phiên nhưng đó cũng là tín hiệu vô cùng quan trọng để quyết định đoạn này.

Không thể dự đoán được phiên hôm nay ra sao, vì thế 2-3 phiên giao dịch tuần này sẽ rất quan trọng để ra xu hướng cho thị trường và xử lý cho danh mục mọi người sắp tới. Nếu dòng tiền kia thực sự chê lắp được sự hoảng sợ thì đó sẽ là 1 dấu hiệu tích cực của thị trường, đi trước diễn biến thông tin.

Photos from MoneyLab.vn's post 07/10/2022

[Sống sót trong thị trường hiện tại và phần thưởng xứng đáng cho nhà đầu tư trung thành với thị trường]
Thật không dễ dàng để trở thành một nhà đầu tư ngay bây giờ. Với việc giá cổ phiếu lao dốc và một số chuyên gia cảnh báo rằng một cuộc suy thoái có thể sắp xảy ra, nhiều người đang đặt câu hỏi về mức độ an toàn của thị trường chứng khoán vào lúc này.
Không ai biết chắc chắn cuộc suy thoái này có thể kéo dài bao lâu, và sự không chắc chắn có thể gây khó khăn trong quyết định đầu tư. Rút tiền của bạn ra khỏi thị trường có an toàn hơn không? Hay bạn nên tiếp tục đầu tư?
Đây là những gì lịch sử đã nói.
📌 Rủi ro khi rút các khoản đầu tư của bạn
Rút tiền của bạn ra khỏi thị trường có vẻ là một lựa chọn an toàn. Xét cho cùng, nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm mạnh, việc rút các khoản đầu tư của bạn ngay bây giờ có thể ngăn bạn thua lỗ nhiều hơn.
Tuy nhiên, vì thị trường đã giảm đáng kể, việc bán cổ phiếu của bạn bây giờ có thể chốt lại những khoản lỗ đó.
Có sự tương đồng lớn giữa các thị trường CK trên thế giới và Việt Nam. S&P 500 đã giảm hơn 24% kể từ khi đạt đỉnh vào đầu tháng 1 và Vn-index đã rớt hơn 30% từ đỉnh cao nhất. ( Hình 1) . Nếu bạn rút tiền ngay bây giờ, bạn có thể sẽ bán các khoản đầu tư của mình với giá thấp hơn nhiều so với số tiền bạn đã trả cho chúng.
Sau đó, nếu bạn quyết định tái đầu tư sau khi thị trường đã ổn định, bạn có thể mất nhiều tiền hơn nữa. Bằng cách đầu tư sau khi giá cổ phiếu tăng trở lại, bạn sẽ trả giá cao hơn cho chính cổ phiếu bạn vừa bán.
📌Tại sao thị trường lại an toàn hơn nó có vẻ
Ngay bây giờ, thị trường chứng khoán có vẻ an toàn. Mặc dù đúng là nó có thể biến động trong ngắn hạn, nhưng nó cực kỳ ổn định về lâu dài.
Chỉ trong hai thập kỷ qua, thị trường đã trải qua vô số thăng trầm - và một số cuộc suy thoái nghiêm trọng. Chẳng hạn, trong thời kỳ b**g bóng dot-com bùng nổ vào đầu những năm 2000, S&P 500 đã giảm gần 50%. Trong suốt cuộc Đại suy thoái, nó đã giảm mạnh 57%.
Mặc dù vậy, bất chấp mọi thứ, S&P 500 vẫn tăng hơn 147% kể từ năm 2000. Mặc dù mọi đợt suy thoái đều khác nhau và không ai biết chính xác sự sụt giảm này sẽ diễn ra như thế nào, nhưng rất có khả năng thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến lợi nhuận trung bình dương theo thời gian. Nước Mỹ luôn vĩ đại, sau bao nhiêu năm thị trường Việt Nam bối cảnh Vĩ Mô đã phát triển rất nhiều, nhưng thị trường luôn dậm chân hay là một bước đà để leo lên một bậc mới.
📌 Thị trường thưởng cho những ai tiếp tục đầu tư
Tiếp tục đầu tư vào thị trường chứng khoán trong thời kỳ biến động không dễ dàng. Nhưng đó là một trong những cách tốt nhất để tạo ra của cải lâu dài.
Nếu có một điểm nào tránh khỏi sự suy thoái của thị trường, thì đó là việc mất giá không giống như mất tiền. Danh mục đầu tư của bạn có thể đã mất giá và nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm, giá trị các khoản đầu tư của bạn có thể giảm hơn nữa.
Tuy nhiên, bạn sẽ không thực sự mất bất kỳ khoản tiền nào trừ khi bạn bán cổ phiếu của mình. Miễn là bạn tiếp tục đầu tư cho đến khi thị trường phục hồi, danh mục đầu tư của bạn sẽ phục hồi trở lại và bạn sẽ không mất bất cứ thứ gì. Như một phần thưởng, nếu bạn tiếp tục đầu tư khi giá cổ phiếu ở mức thấp nhất, bạn có thể thấy lợi nhuận đáng kể khi thị trường phục hồi.
Điều quan trọng là đảm bảo bạn đang chọn các khoản đầu tư dài hạn vững chắc. Không phải tất cả các cổ phiếu đều sẽ tồn tại trong thời kỳ suy thoái. Nhưng khi bạn lấp đầy danh mục đầu tư của mình bằng cổ phiếu từ các công ty mạnh, bạn có nhiều khả năng kiếm tiền hơn theo thời gian - ngay cả khi thị trường suy thoái.
---------------------------------------------------------------
📌Tham gia Room cộng đồng của 𝐌𝐨𝐧𝐞𝐲𝐋𝐚𝐛.𝐯𝐧 để nhận thông tin thị trường và điểm mua Cổ phiếu sớm nhất nhé:
https://zalo.me/g/wgjipk090
----------------------------

06/10/2022

Giao dịch T+2.5: 1 góc nhìn sau giai đoạn trải nghiệm hiện tại

05/10/2022

CÂU CHUYỆN: CHÁN NẢN, THỜ Ơ, MỒI LỬA,BÙNG NỔ
Chúng ta đã trải qua giai đoạn 2022, một năm vô cùng đặc biệt, thăng ít và trầm nhiều.
Cũng chỉ còn khoảng 3 tháng nữa và chúng ta kết thúc năm 2022.
Việt Nam xu hướng vẫn sẽ là xu hướng phát triển. Hiện tại với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6%/năm, vẫn luôn có đà tăng trưởng cho các doanh nghiệp trên thị trường. Sẽ có những năm rất thăng hoa và những năm rất trầm. Nói vậy để thấy rằng, về xu hướng dài, lý trí luôn đưa ra 1 điều rằng ngay cả lúc thị trường trở nên khó khăn nhất, thời điểm đó cũng sẽ trôi qua và lại bước vào 1 con sóng tăng và sẽ luôn có thời điểm giúp chúng ta có tiền trở lại vì doanh nghiệp vẫn ở đó kinh doanh và rồi với sức bật của kinh tế Việt Nam, bộ phận các Doanh nghiệp niêm yết rồi cũng sẽ tăng trưởng trở lại và ta đầu tư lại gặt hái được.

GIAI ĐOẠN CHÁN NẢN VÀ THỞ Ơ.
Ở những giai đoạn trầm, chúng ta phần lớn đều sẽ trải nghiệm cảm xúc tiêu cực. Ở vị trí của Hòa, vị trí mà cũng đã trải qua 3 cú downtrend: 2018, đầu 2020 và đoạn 2022 này, thật sự vẫn rất đặc biệt. Downtrend, Uptrend là điều vô cùng giản đơn, nhưng cảm xúc lần nào cũng không quen được. Nói vậy để thấy rằng việc sai lầm hay đúng, cảm xúc vẫn đóng vai trò quan trọng và thường sẽ tác động che mờ chúng ta dù đã trải nghiệm bao nhiêu lần đi nữa.
Việc định hình trọng tâm nền kinh tế Việt Nam là điều vô cùng thiết yếu, vì đó sẽ là trọng tâm tạo ra các doanh nghiệp tăng trưởng xuất hiện, nơi dòng tiền tìm đến nhiều nhất.
Tuy nhiên…
Ở bối cảnh này, chúng ta 2 thứ song hành: Yếu tố 1: KQKD có dấu hiệu đạt cao nhất, tạo đỉnh và suy yếu => Yếu tố 2: Dòng tiền bắt đầu suy yếu.

Khi giá cổ phiếu giảm, rất nhiều thứ được bàn luận, đó điều đến hiện tại mình cũng nhận thấy vẫn còn duy trì. Điều đó đến từ phía doanh nghiệp ? Có và không.
Thứ thú vị ở đây khi mọi người thường nói đó là Lái lởm, BLĐ tệ hại các thứ, thì chúng ta, ở vị thế đã thấy đã đến lúc chốt lãi, chúng ta có bán hay không. Mỗi chúng ta đều đang trách móc thứ mà chúng ta cũng sẽ làm nếu có điều kiện làm (^.^).
Vì sao họ bán cổ phiếu ? Cốt lõi vẫn là KQKD suy giảm, động lực cầm sẽ suy yếu và rồi các việc phát hành tăng vốn sẽ càng suy giảm EPS (Earning Per Share – Thu nhập/cổ phiếu). Nắm giữ 1 tài sản bắt đầu suy yếu, giá đang ở vùng cao nên việc đem bán là tối ưu nhất. (Chúng ta không bàn những cổ phiếu bị thổi phòng hay lừa đảo NĐT vừa qua)
Khi họ bắt đầu bán, điều này phần nào làm dòng tiền sẽ chạy ra ngoài dần và đứng ngoài, bằng cách này hay cách khác. Thanh khoản thị trường sẽ suy yếu dần, tụt dần và chúng ta sẽ thấy thị trường dần trở nên tiêu cực và downtrend hình thành.

Chúng ta tại sao quan tâm tới điều này ?
Vì sẽ tới lúc dòng tiền sẽ quay lại, vì khi vài thứ:
+ Thu nhập (Từ cổ tức + chênh lệch giá phát sinh) so với mức giá bỏ ra để mua phù hợp và có tiềm năng bet (Hời)
+ Đã có thể bắt đầu mua và chờ tiềm năng trưởng quay trở lại sau khi định hình trở lại.
+ Mức biến động giá cổ phiếu có thể chấp nhận (20-40% tùy theo trạng thái thị trường sau cú giảm thị trường đầu tiên). Ngay cả với việc biến động 20-40%, điều đó chưa chắc tệ hại vì khác ở đoạn trên đỉnh lần 1, thanh khoản để kéo tk về mức cân bằng dễ dàng đạt hơn. Hãy nhìn vào giai đoạn này chúng ta sẽ thấy rằng 27-40k tỷ và đạt mức quanh 15k tỷ sẽ thì phần nào dễ dàng hơn. Nếu chúng ta cùng nhìn rằng mức 27-40k tỷ khó thể đạt được nhưng 15k tỷ cso thể vì dòng tiền ở ngoài sau khi chốt xong nộp trở lại dễ hơn thì đương nhiên mức biến động ở lần sau sẽ không kéo dài.
+ Yếu tố tiêu cực đạt cực điểm, từ mọi thứ, thông tin, cảm xúc, phản ứng,…
Như vậy, đây là đoạn sẽ bắt đầu dễ dàng tạo hình đáy, và người cầm dài họ sẽ bắt đầu tham gia.

Tuy nhiên, đây là đoạn gây chán nản và thờ ơ vì rõ là với những diễn biến này, phần lớn sẽ không phải ai cũng có gu đầu tư phù hợp trong đoạn này. Nếu mọi người trading, trải nghiệm cá nhân của mình đó là sẽ “đoạn cưa chân bàn”

TÌM VÀNG TRONG BÃI RÁC_ Đó chính là thứ diễn ra trong đoạn này, bao nhiêu người sẽ tìm được “vàng” trong bãi rác.

Photos from MoneyLab.vn's post 26/09/2022

Nhìn lại việc tăng lãi suất của SBV ảnh hưởng đến thị trường những phiên gần đây:
- Tỷ giá so với USD (hình1): mức độ tăng giá của đồng Việt Nam hiện nay rất thấp so với những nước trên thế giới như Nhật và Châu Âu. Bởi vì nền kinh tế VN có nhiều điểm khác với kinh tế thế giới nên có tính chuyên biệt, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây. Ví dụ, trong 6 tháng đầu 2021 VN nổi lên như một ngôi sao bởi duy trì được mức độ tăng trưởng dương. Thế nhưng, trong 6 tháng cuối 2021, khi nền kinh tế thế giới phục hồi tốt thì chúng ta lại lạc nhịp. Hay ví dụ như 6 tháng đầu năm nay tăng trưởng kinh tế thế giới xấu nhưng Việt Nam lại phục hồi rất tốt.
-> Chứng tỏ chính sách điều hành của NHNN VN đang giữ ở mức tốt trước những biến động vĩ mô khó lường.
- Tăng ls làm ảnh hưởng đến các NHTM?
Thực tế trong suốt năm 2020 cho đến nay, NHNN luôn giữ mặt bằng lãi suất huy động ở vùng thấp nhất trong nhiều năm để hỗ trợ doanh nghiệp. Các NHTMCP luôn rơi vào tình trạng đói vốn (hình 2): 4NHTMCP NN và nhóm NHTMCP lớn rơi vào tình trạng “đáy lãi suất” từ cuối 2020 đến đầu năm 2021. Nên việc tăng ls làm điều dường như k thể tránh khỏi để giải quyết vấn đề này.
=> Tóm lại việc tăng lãi suất này được dự báo chắc chắn sẽ xảy ra để kịp thời tài trợ cho hoạt động cho vay để hồi phục kinh tế vì “không thể nào giảm hơn được nữa” và được cho là bước đi phù hợp của SBV trong bối cảnh hiện tại. Tại mỗi ngân hàng sẽ có những bước đi riêng để phù hợp với QĐ mới, nâng triển vọng các ngân hàng tích cực trong dài hạn trong bối cảnh kinh tế mới.

24/09/2022

Trích đoạn nhỏ trong tập 2

24/09/2022

Nghe toàn bộ qua: https://www.youtube.com/watch?v=i999nb5JZAI&t=992s

THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI_TẬP 3: Khi chọn cổ phiếu không còn tâm linh ! (Part 2) 20/09/2022

https://www.youtube.com/watch?v=GgbTjgvgBvQ&feature=youtu.be

THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI_TẬP 3: Khi chọn cổ phiếu không còn tâm linh ! (Part 2) Một trong những thứ tạo nên sự khó khăn nhất trong đầu tư là mất phương hướng. Hòa thường gọi trạng thái này là trạng thái đầu tư "TÂM LINH". Trong uptrend, ...

Photos from MoneyLab.vn's post 11/09/2022

BỐI CẢNH HIỆN TẠI:
_KHU VỰC EU:
1. Hiện tượng đóng cửa nhà máy:
Nga chặn khí đốt truyền dẫn, chi phí Nguyên Liệu cao + chi phí Energy từ khí đốt cũng cao nốt =>> Các nhà máy EU khi sản xuất => Giá thành cao (giá thành/sp là giá vốn của sản phẩm, hay hiểu đơn giản là chi phí cấu thành nên 1 sản phẩm) =>> Khó bán với giá thành quá cao => Các nhà máy sẽ tạm thời đóng cửa + tiện bảo trì để chờ thời điểm khác để sản xuất.
Nếu còn hoạt động, họ sẽ không duy trì full công suất, chỉ duy trì một lượng nhất định để máy móc không bị hư hỏng, đảm bảo nhà máy vẫn hoạt động được và nhập từ bên khác sang để bù đắp. Bối cảnh cũng sẽ diễn ra không chỉ riêng một ngành mà có thể ở một hoặc nhiều nhóm ngành liên quan - (Hình số 1)
Giải pháp tạm thời sẽ khó có thể diễn ra để giảm tải ngay áp lực giá cao vì so với đầu năm đây vẫn là giá cao hơn 4-5 lần (Đây là hợp đồng Future) - (Hình số 2)
2. Winter is Coming:
Nếu như EU là Westeros thì Nga hiện tại chính là White Walker, bên đem lại mùa đông khủng hoảng.
Vào giai đoạn mùa đông => Nhu cầu dân dụng + sản xuất dùng khí đốt sẽ bị thiếu hụt đầu vào, mặc dù Storage bên EU, một số nước như Đức cũng đang 80% (80% đó chỉ là sức chứa chứ không đồng nghĩa tương ứng nhu cầu hiện hữu lúc đó). Nguồn xem: http://bloomberg.com/.../german-minister-says-gas-storage...
CÂU CHUYỆN GÌ THÚ VỊ ĐỂ CÓ DOANH NGHIỆP HƯỞNG LỢI
1. Hãy theo dõi các DN nằm trong chuỗi giá trị liên quan tới khí đốt. Sẽ có một vài doanh nghiệp thú vị. Tuy nhiên, từ câu chuyện vĩ mô/ngành để suy ra KQKD của doanh nghiệp ở Việt Nam không phải lúc nào cũng đúng. Việc xem xét doanh nghiệp kinh doanh bằng cách gì, khách hàng ra sao và vận hành phải thực sự có liên quan tới câu chuyện ở trên thì KQKD mới thực sự vượt trội. KQKD vượt trội mới tạo 1 đà upside đủ lớn để đầu tư và duy trì vị thế.
2. Các sản phẩm dùng khí đốt để sản xuất (phân bón hay amoniac) do đóng cửa từ nhà máy, vô tình cũng thiếu hụt nốt do vẫn có nhu cầu. Bản thân bên EU, ai còn sản xuất cũng bán giá rất cao, bên mua hàng cũng chưa chắc mua nhiều. Như vậy sẽ có view ra sau: Khí đốt thiếu => Sản phẩm liên quan tới khí đốt cũng thiếu theo => Các sản phẩm sản xuất dựa trên các sản phẩm như phân bón chẳng hạn (lương thực,...) cũng thiếu hụt. Domino sẽ xảy ra trong ít nhất 5-7 tháng trước khi tình hình được giải quyết. Tình huống sẽ bị đẩy lên cao điểm khi bắt đầu bước vào tháng 10, giai đoạn chớm bắt đầu của mùa đông.
Nhu cầu có, cung sụt giảm, vậy bên VN nếu có cung ứng được sản phẩm nào đang thiếu qua, từ việc bên EU kiếm nguồn thay thế, sẽ được lợi. Cái này hiện tại Hòa không chắc chắn cả ngành sẽ hưởng lợi (không chắc rằng việc xuất khẩu qua đó từ phía DN Việt Nam đều có diễn ra trong toàn ngành). Ngoài ra, nếu việc xuất khẩu không làm dưới dạng Nhà sản xuất => Người dùng, mà là dạng thương mại thì không có lợi (vì không chủ động cả số lượng và giá bán). Số lượng xuất qua bên đó cũng chưa có số liệu rõ ràng nhưng nếu có sẽ tạo cú hit. =>> BÀI TOÁN: Bán được không ? Bán được bao nhiêu ? Bán đươc giá nào ? Tối ưu nhất hay không ?
_KHU VỰC CHÂU Á
Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan hạn hán, thiếu điện, mất mùa
Trung Quốc và Ấn là nước có tận dụng cái hiện tượng ở đầu bài để xuất khẩu, tuy nhiên gặp đúng vận là sản xuất gặp nhiều thứ (hạn hán, khả năng sản xuất). Trung Quốc đương nhiên không ngồi yên, đi nước ngoài đầu tư làm nông nghiệp để xuất ngược về TQ. Nhưng sẽ tốn một khoảng thời gian. Và với mọi thứ diễn ra, bên đây cũng có khả năng thiếu hụt chứ và phải lo trong nước trước, trước khi lo tới việc xuất khẩu. Đặc biệt, vấn đề nổi cộm gần đây là lương thực và thiếu điện cung cấp.
Việc thiếu điện là cái cần để ý, có thể tạo ra catalyst về nhu cầu điện.Khu vực phía Bắc của nước ta là nơi thấy rõ nhất.
_NGÀNH XU HƯỚNG KÉO DÀI
Một cái cuối là catalyst quan trọng liên quan tới câu chuyện chuyển dịch nhà máy + đơn hàng, sẽ càng ngày càng mạnh mẽ. Đây vẫn luôn là câu chuyện và xu hướng điển hình và diễn ra dù có hay không có các sự kiện trên. Cp tùy theo nhịp có thể cân nhắc tham gia hay bán nhưng nhóm KCN là cái để ý vì là cp trend xu hướng.
KẾT LUẬN
Như vậy có 3 catalyst để ý: Ngành liên quan tới khí đốt, ngành liên quan tới các mặt hàng tới chuỗi domino từ khí đốt đến sản phẩm cuối cùng (ví dụ như sản xuất phân bón, lương thực), ngành điện.
Giờ quan trọng là check xem ông nào mới thực sự có hưởng lợi từ các sự kiện kia. Mọi người sẽ có view.
Ngành Xu hướng dài mọi người tham gia và đánh giá dựa theo từng thời điểm thích hợp.

THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI_TẬP 2: Các phương pháp định giá: Chiết khấu dòng tiền 04/09/2022

https://www.youtube.com/watch?v=ueawpaEOblc
THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI_TẬP 2: Các phương pháp định giá: Chiết khấu dòng tiền

THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI_TẬP 2: Các phương pháp định giá: Chiết khấu dòng tiền Một trong những kiến thức gây tranh cãi nhất trong tài chính đó là định giá.Định giá, không có đúng và sai, vì đó là ước tính cho tương lai về giá cả của 1 t...

THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI_TẬP 2: Các phương pháp định giá: Chiết khấu dòng tiền 04/09/2022

https://www.youtube.com/watch?v=ueawpaEOblc

THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI_TẬP 2: Các phương pháp định giá: Chiết khấu dòng tiền Một trong những kiến thức gây tranh cãi nhất trong tài chính đó là định giá.Định giá, không có đúng và sai, vì đó là ước tính cho tương lai về giá cả của 1 t...

01/09/2022

TRẢI NGHIỆM: BROKER ,CHU KỲ TÀI SẢN VÀ CUỘC CHƠI KHÔNG DÀNH CHO SỐ ĐÔNG (part 1)
Thị trường chứng khoán, một mỏ vàng không đáy nhưng cũng đầy nguy hiểm.
Trải qua 3 cú uptrend lớn, 3 cú downtrend kinh điển, những trải nghiệm của minh, dù chỉ là một broker bình thường, nhưng mình tin đó là cảm giác kinh điển mà nghề đầu tư chứng khoán có thể đem lại.
NGHỀ BROKER KHI NGHĨ VÀ KHI BẠN DẤN THÂN VÀO LÀM
Có thể trong mắt nhiều người, Broker chứng khoán chỉ làm vì phí giao dịch hay các khoản thưởng, tuy nhiên trong nghề mới biết đâu là sự thật. Mình tin rằng sẽ rất nhiều người sẵn sàng nói tiêu cực về nghề nhưng khi áp vào bản thân họ, họ lại không dám làm nghề này. Không phải họ chê hay không đủ kiến thức, chỉ là nghề này đòi hỏi bản lĩnh rất nhiều. Liệu bao nhiêu người sẵn sàng dấn thân vào làm 1 nghề, mà trách nhiệm và việc hứng chịu toàn bộ cảm xúc từ nhiều người xảy ra như cơm bữa. Một quyết định sai, nếu bạn là NĐT cá nhân thì chỉ bạn bị tiêu cực. Nhưng nếu bạn là broker, sự tiêu cực này sẽ không chỉ dừng ở tài khoản của bạn, mà ở tài khoản của NĐT đang nhờ bạn hỗ trợ.
Mình tin rằng, không ai sống trên thị trường chứng khoán mà không mong muốn mình đầu tư thành công cả. Bao nhiều người sẽ mãi gắn bó với những con số KPI. Minh tin rằng sẽ không nhiều, đặc biệt nếu đó là công việc đang làm về mảng đầu tư, nơi mà bản thân mình cũng có thể kiếm tiền trên thị trường tốt hơn rất nhiều so với những con số phí nhỏ nhoi ấy. Bản thân mình, trước khi làm broker, cũng từng nghĩ nghề này tiêu cực cho đến khi dấn thân vào làm.
Vì vậy, sau nhiều năm, mình từng nói với khách hàng rằng. Broker không chỉ là 1 nghề tư vấn. Đó là 1 nghề đầu tư. Tư vấn chỉ đơn giản là góc nhìn đầu tư cá nhân của Broker, được broker đó chia sẻ cho người khác. Bản chất nó vẫn là việc đầu tư, chỉ khác là nó không chỉ dừng ở 1 tài khoản. Vì vậy, nếu bất cứ ai đã hay chưa có broker, hãy kiếm mình một người Broker tốt. Điều mọi người kỳ vọng ở họ không phải là căn kê về phí giúp mình hay phím hàng, vì Broker cũng như mọi người, MỘT NHÀ ĐẦU TƯ, không hơn, không kém.
Việc tìm kiếm Broker không phải là hành động cải thiện tài khoản từ việc phím gì làm nấy mà là hành động tìm kiếm BẠN ĐỒNG HÀNH trên thị trường, một người sẽ hỗ trợ mình. Ngay cả những nhà đầu tư tốt nhất, họ cũng cần 1 dàn ekip hỗ trợ nên việc có broker hỗ trợ là vô cùng quan trọng. Đương nhiên, vì Broker là một nhà đầu tư, điều bạn cần quan tâm không phải họ đúng hay sai. Khi họ sai, hãy thông cảm hỗ trợ lại họ, giống như họ đã hỗ trợ cho mình. Một broker thực sự là bạn của mọi người không nhất thiết phải đầu tư giỏi nhất mà luôn là một nhà hỗ trợ công việc đầu tư cá nhân của mọi người ở nhiều khía cạnh, đương nhiên, trong đó có thể là gợi ý một cổ phiếu gì đó thú vị.
Đây là chia sẻ của mình về việc đánh giá liệu mọi người đã có 1 broker phù hợp với mọi người hay chưa. Hãy nhớ, Broker của mọi người không phải là người luôn khiến bạn tạo ra lợi nhuận. Người tạo ra lợi nhuận là bạn. Broker là người bạn đồng hành nên hãy chọn bạn cho phù hợp và giúp ích theo hướng Win-Win thông qua việc tham khảo những ý kiến cá nhân.
CHU KỲ TÀI SẢN:
Thât ra nói nghe có vẻ nhảm nhí rằng nhân đôi tài khoản là chuyện dễ như ăn cơm trên thị trường chứng khoán.
Nhưng mình, với vị thế là broker, từng chứng kiến, trao đổi không ít NĐT làm được chuyện này. Nhưng khi nhìn rộng ra, thành quả sau cùng thì chỉ có chưa tới 5% vẫn còn duy trì con số cũ và tăng tiếp.
Như vậy, bản chất mọi người đầu tư không phải không kiếm được tiền, thậm chí kiếm siêu dễ. Nhưng giữ được thì là một câu chuyện khác.
Ở phần sau, chúng ta sẽ nói về chu kỳ tài sản. Đây là một ý tưởng không mới, không khó để nhìn thấy nhưng thường chúng ta luôn bị cảm xúc che mờ cả mắt nên không nhìn ra. Nắm bắt được sẽ cải thiện dần (mình không đảm bảo mọi người sẽ thuần thục được vì cái gì cũng cần thời gian) quá trình tăng dần tài sản. Không nhât thiết là đao to búa lớn x2, x15, x1000 lần tài khoản. Câu chuyện x tài khoản như vậy có thì tốt, nhưng không làm được thì cũng chẳng ai nói gì mình. Mình chỉ cần tăng NAV mình lên ở mức mình cần là được.
Đây là chủ đề sẽ được bàn và làm sao để broker bạn hỗ trợ tốt cho bạn ở khía cạnh này.
Hẹn mọi người vào part 2.

Want your business to be the top-listed Finance Company in Ho Chi Minh City?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Nghe toàn bộ qua: https://www.youtube.com/watch?v=i999nb5JZAI&t=992s

Address


235 Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
Ho Chi Minh City

Other Financial Consultants in Ho Chi Minh City (show all)
Rút Tiền, Đáo Hạn Thẻ Tín Dụng đường Lương Khải Siêu Q Thủ Đức - 0939326008 Rút Tiền, Đáo Hạn Thẻ Tín Dụng đường Lương Khải Siêu Q Thủ Đức - 0939326008
45 Nguyên An Ninh , Thủ đức
Ho Chi Minh City, 700000

Rút Tiền, Đáo Hạn Thẻ Tín Dụng đường Lương Khải Siêu Quận Thủ Đức- 0939326008

Hỗ Trợ Tài Chính - TPHCM Hỗ Trợ Tài Chính - TPHCM
Nguyễn Cửu Vân Phường 17 Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City

Khi bạn bế tắc trong cuộc sống , hãy nghĩ đến tôi. Nơi có thể hỗ trợ bạn lúc khó khăn Hỗ Trợ Tài Chính -TPHCM luôn bên bạn !

Tuyết Nhi Tuyết Nhi
Ho Chi Minh City

Vây tiền Online Vây tiền Online
447 Lê Văn Việt, P. Phú Hữu, Quận 9
Ho Chi Minh City, 70000

Giải ngân 5tr - 15tr trong ngày chỉ cần CMND tải Link app: https://linktr.ee/tiennhanh123

Dautucangio.com Dautucangio.com
26 Đại Lộ 2
Ho Chi Minh City, 71208

Dautucangio.com là trang thông tin chia sẻ, tư vấn đầu tư đa hạng mục chuyên nghi?

Nguyễn Thị Anh - Tín Hiệu Exness Nguyễn Thị Anh - Tín Hiệu Exness
Ho Chi Minh City, 700000

Trading For Living

Tuyet Trinh MB  CSKH Tuyet Trinh MB CSKH
57 Lý Thường Kiệt , Quận 10 , TP HCM
Ho Chi Minh City

FE FE
42 Đường 32 Phường 10 Quận 6
Ho Chi Minh City

Nơi trao đổi, hỗ trợ kịp thời nhu cầu tiêu dùng của bạn!!!

Khánh Huyền Khánh Huyền
Tôn Đức Thắng
Ho Chi Minh City, 70000

Cung giải pháp tài chính nhanh

Giải đáp Bảo hiểm - Tài chính Giải đáp Bảo hiểm - Tài chính
Ho Chi Minh City

Hỗ trợ tư vấn, đưa ra giải pháp khắc phục các vấn đề trong hợp đồng bảo

Mở tài khoản số Mở tài khoản số
Đường Ngô Chí Quốc, Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City

Vay Vốn - Thẻ Tín Dụng 24/7 Vay Vốn - Thẻ Tín Dụng 24/7
Ho Chi Minh City

TƯ VẤN TÀI CHÍNH