Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Dương
Nearby health & beauty businesses
Yersin
Hiep Thanh
Phú Cường
Trang chính thức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Dương. Nơi cung cấp thông tin y tế đã được kiểm duyệt.
Cập nhật các dịch vụ y tế hiện có tại đơn vị: Tiêm vaccin, khám da liễu...
Hưởng ứng Ngày Nhà vệ sinh thế giới năm 2023:
NHANH CHÓNG THAY ĐỔI ĐỂ CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH
Ngày nhà vệ sinh Thế giới 19/11 do Liên Hợp Quốc đứng ra công nhận vào năm 2013, với mục đích là để cổ vũ việc tuyên truyền ý thức vệ sinh. Vệ sinh an toàn xứng đáng được xem là quyền của con người, trong bối cảnh khoảng 3,5 tỉ người trên thế giới đang sống trong điều kiện không có “Dịch vụ vệ sinh được quản lý an toàn”, họ phải sử dụng nhà vệ sinh chung, hoặc nhà vệ sinh không được xử lý, đảm bảo vệ sinh.
Sức khỏe cộng đồng phụ thuộc vào các điều kiện vệ sinh tại nơi cư trú và sinh sống đặc biệt là nhà vệ sinh và các thiết bị vệ sinh tay, tắm rửa sinh hoạt. Khi một số người trong cộng đồng không có nhà vệ sinh an toàn, thì sức khỏe của những người đó và một số người khác trong cộng đồng cũng sẽ bị đe dọa. Điều kiện vệ sinh kém làm ô nhiễm nguồn nước uống, sông ngòi, bãi biển và cây trồng, cây lương thực, làm lây lan các bệnh nguy hiểm đến tính mạng trong cộng đồng dân cư.
Nhà vệ sinh an toàn cũng là nhân tố thúc đẩy các cải thiện về bình đẳng giới, giáo dục, kinh tế và môi trường, việc đảm bảo có điều kiện vệ sinh an toàn, nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn giúp bảo đảm bảo sức khỏe, an toàn của phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai.
Ngày Nhà vệ sinh Thế giới năm 2023 với chủ đề “Nhanh chóng thay đổi” – chủ đề năm nay hướng tới việc thúc đẩy sự thay đổi bằng cách mỗi người hãy làm bất cứ điều gì mình có thể, để đảm bảo mọi người đều có nhà vệ sinh sạch sẽ, an toàn, đúng tiêu chuẩn.
Bảy giá trị của nhà vệ sinh:
-Bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật.
-Giúp chúng ta giữ thể diện.
-Không có nhà vệ sinh, môi trường sẽ bẩn thỉu, nhiều mầm bệnh.
-Giúp giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
-Trường học có nhà vệ sinh giúp các em nữ sinh có thể tiếp tục đi học khi đến kỳ kinh nguyệt.
-Nhà và nơi làm việc có nhà vệ sinh giúp phụ nữ phát huy hết khả năng và hoàn thành tốt công việc ngay cả khi trong kỳ kinh nguyệt.
-Cùng với nước sạch và điều kiện vệ sinh sạch sẽ, nhà vệ sinh an toàn giúp tạo rào chắn để ngăn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm./.BS Diệu Hương
Hưởng ứng Tuần lễ Nâng cao nhận thức về Kháng thuốc kháng sinh Toàn cầu (18-24/11/2023): CÙNG NHAU NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH
Kháng sinh ra đời là bước ngoặt trong Y học để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị bệnh cho con người cũng như cho vật nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không cần thiết,v.v, đã làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Thực tế, kháng sinh không chỉ được sử dụng trong điều trị mà còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản nhằm mục đích trị bệnh và kích thích tăng trưởng.
Kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi. Kháng kháng sinh xảy ra tự nhiên, nhưng việc sử dụng kháng sinh không đúng ở người và động vật đang đẩy nhanh quá trình kháng kháng sinh.
Tình trạng kháng kháng sinh trên toàn cầu xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau như: kê đơn và cấp phát kháng sinh quá mức; người bệnh sử dụng kháng sinh không theo kê đơn hoặc sử dụng kháng sinh không đủ liệu trình; sử dụng kháng sinh quá mức cần thiết hoặc sử dụng không đúng cách trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; kiểm soát nhiễm khuẩn chưa tốt ở trong các cơ sở y tế và nông trại; thiếu nhà vệ sinh, biện pháp xử lý chất thải chưa thích hợp; thiếu các kháng sinh mới được sáng chế.
Tại Việt Nam, kháng thuốc đang ngày càng trở nên nguy hiểm đối với sức khỏe người dân và cả nền kinh tế do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát trong y tế cũng như trong chăn nuôi. Việt Nam hiện là một trong những nước có tình trạng kháng kháng sinh cao trên thế giới.
Tuần lễ Nâng cao nhận thức về Kháng kháng sinh Toàn cầu năm 2023 được tổ chức từ ngày 18 đến 24/11 với chủ đề “Cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc kháng sinh”, nhằm mục đích nâng cao nhận thức về những nguy cơ do kháng kháng sinh gây ra và khuyến khích hành động của cộng đồng, nhân viên y tế, chủ sở hữu động vật và các nhà hoạch định chính sách để tránh sự xuất hiện và lây lan của các chủng vi sinh vật kháng thuốc.
Kháng kháng sinh đã và đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại, là mối hiểm họa nhiều mặt đối với sự sống còn của loài người, đối với sức khỏe cộng đồng, đối với kinh tế - thương mại và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Để ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân:
1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi được kê đơn bởi bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Không bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu nhân viên y tế nói không cần sử dụng kháng sinh.
3. Luôn luôn làm theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc kháng sinh.
4. Không bao giờ chia sẻ cho người khác hoặc dùng các kháng sinh còn dư thừa.
5. Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chế biến thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh, thực hành quan hệ tình dục an toàn, và tiêm vắc xin đầy đủ./. BS Diệu Hương
TẬP HUẤN ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BÀ MẸ VÀ TRẺ EM NĂM 2023
Sáng ngày 17/11/2023, tại Hội trường 1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã diễn ra buổi Tập huấn điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em năm 2023, với sự tham dự của hơn 60 cán bộ dinh dưỡng tuyến huyện/thị/thành phố và tuyến xã/phường/thị trấn.
Đến với lớp tập huấn, học viên được cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn, hướng dẫn chuẩn bị cho công tác điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em sắp tới với các nội dung: Quy trình triển khai đánh giá dinh dưỡng; Thực hành cân, đo, phỏng vấn, điền bộ câu hỏi; Thống nhất thời gian triển khai đánh giá và cấp thư mời cho các cụm xã/phường/thị trấn.
Lớp tập huấn được diễn ra với tinh thần chủ động và trao đổi tích cực. Bên cạnh những kiến thức được học, học viên tham dự còn được giải đáp những thắc mắc và tháo gỡ những khó khăn gặp phải trong quá trình công tác, từ đó có thể nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân./. Mai Thi
TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỆN TỬ QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 27/2021/TT-BYT
Sáng ngày 17/11/2023 Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã tổ chức tập huấn hướng dẫn kê đơn thuốc điện tử quy định tại thông tư số 27/2021/TT-BYT và tiếp nhận “Giải pháp gửi đơn thuốc điện tử” đến người bệnh. Tham dự lớp tập huấn có bà Đoàn Thị Hồng Thơm – PGĐ Sở Y tế, ông Nguyễn Hữu Trọng – Tổng Thư kí Hội tin học Việt Nam cùng lãnh đạo, nhân viên y tế tại các bệnh viện, trung tâm, cơ sở y tế khám chữa bệnh, phòng khám đa khoa, chuyên khoa công lập, ngoài công lập, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Lớp tập huấn nhằm hoàn thiện việc kết nối liên thông đơn thuốc đã kê tới hệ thống thông tin quốc gia quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn của Bộ Y tế. Đảm bảo các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh thực hiện việc liên thông gửi đơn thuốc điện tử tới hệ thống đơn thuộc quốc gia (bao gồm đơn ngoại trú và tổng hợp thuốc sử dụng nội trú); đảm bảo các cơ sở bản là thuốc triển khai bán thuốc bằng đơn thuốc điện tử theo quy định; hỗ trợ các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn tỉnh gửi đơn thuốc bằng hình thức điện tử tới người bệnh hoàn toàn miễn phí; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân liên thông đơn thuốc bằng hình thức điện tử lên hệ thống thông tin quốc gia quản lý kể đơn thuốc và bán thuốc theo đơn của Bộ Y tế; hỗ trợ hướng dẫn các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh triển khai bán đơn thuốc điện tử trên phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc bằng mã đơn thuốc điện tử.
Phát biểu tại các lớp tập huấn bà Đoàn Thị Hồng Thơm – PGĐ Sở Y tế đã nêu lên vai trò quan trọng của việc triển khai kê dươn thuốc bằng hình thức điện tử và bán thuốc bằng đơn thuốc điện tử; đồng thời chỉ đạo các đơn vị bám sát các quy định tại Thông tư 27/2021/TT-BYT, Thông tư 04/2022/TT-BYT của Bộ Y tế để triển khai đơn thuốc điện tử, việc thực hiện triển khai hoàn thành trước 30/6/2023; các cơ sở khám chữa bệnh cần nhanh chóng triển khai phương thức gửi đơn thuốc tới tay người bệnh bằng hình thức điện tử; Sở Y tế và Công ty cổ phần mạng y tế công cộng hỗ trợ các đơn vị kết nối liên thông với hệ thống.
Tại lớp tập huấn, Bà Lê Anh Phương – Chủ tịch Công ty cổ phần mạng y tế công cộng, đơn vị tư vấn và vận hành hệ thống đơn thuốc quốc gia đã trao tặng Sở Y tế hệ thống gửi đơn thuốc điện tử từ cơ sở khám, chữa bệnh tới người bệnh.
Cũng tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe ông Nguyễn Hữu Trọng - Tổng thư ký Hội tin học Y tế Việt Nam hướng dẫn một số chức năng trên hệ thống đơn thuốc quốc gia; đăng ký cơ sở khám, chữa bệnh, đăng ký bác sỹ kê đơn, quản lý mã liên thông; hỗ trợ các cơ sở khám, chữa bệnh liên thông đơn thuốc, gửi đơn thuốc bằng hình thức điện tử tới người bệnh; hỗ trợ các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố thực hiện bán thuốc theo đơn bằng mã đơn thuốc điện tử trên phần mềm quản lý bán lẻ thuốc của các cơ sở…
Buổi tập huấn cũng dành thời gian để trả lời, giải đáp các thắc mắc của học viên về những lợi ích khi thực hiện kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử. Qua đó giúp các học viên nâng cao năng lực cũng như nắm vững các quy định về việc kê đơn thuốc điện tử và áp dụng quy trình hệ thống kê đơn thuốc điện tử trong thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh./. Bích Hạnh
KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Ngành Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh sau:
Hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính năm 2023: HƠI THỞ LÀ CUỘC SỐNG – HÃY HÀNH ĐỘNG SỚM HƠN!
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có các triệu chứng đặc trưng về hô hấp dai dẳng và giới hạn lưu lượng khí thở do sự bất thường của đường thở và/hoặc phế nang.
Bệnh thường gây nên bởi sự phơi nhiễm đáng kể với các hạt bụi hoặc khí độc hại và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vật chủ bao gồm cả sự bất thường trong quá trình phát triển của phổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng và là một trong những bệnh gây tử vong cao xếp hàng thứ 3. Đây là bệnh có thể phòng và điều trị được.
Trước đây, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường gặp ở những người cao tuổi (trên 65 tuổi) và hút thuốc. Hiện nay, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, hơn nữa mức độ nặng ngày càng tăng. Nguyên nhân do tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, thuốc lá, v.v, ngày càng nhiều.
Ngày thế giới phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính năm 2023 diễn ra vào ngày 15 tháng 11 với chủ đề: “Hơi thở là cuộc sống – Hãy hành động sớm hơn”. Chủ đề năm nay nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe hô hấp, khám để chẩn đoán và can thiệp sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, để giúp giữ cho lá phổi khỏe mạnh. Điều này có thể bao gồm việc ngăn ngừa sớm các yếu tố nguy cơ, theo dõi sức khỏe hệ hô hấp từ khi mới chào đời, tăng cường năng lực chẩn đoán COPD và tiến hành điều trị kịp thời.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân qua từng giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân thường có ho, khạc đờm, khò khè, tức ngực kéo dài. Sau đó, xuất hiện khó thở, khó thở khi gắng sức, khi thay đổi thời tiết, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên. Giai đoạn muộn hơn bệnh nhân xuất hiện khó thở khi gắng sức nhẹ, làm việc nhẹ và tần suất bị nhiễm trùng hô hấp cũng tăng lên. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 40 trở lên, người có tiền sử hút thuốc lá hoặc nghề nghiệp tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm.
Khi đã được chẩn đoán COPD thì cần bắt đầu điều trị sớm. Người bệnh COPD cần thăm khám định kì, sử dụng thuốc điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Người bệnh COPD nên duy trì luyện tập thể dục ở mức độ trung bình từ 30-60 phút/ngày, tùy theo khả năng. Với bệnh nhân nặng có thể giảm thời gian luyện tập hoặc thở hoành, thở chúm môi, ho có kiểm soát.
Ngoài việc luyện tập, người bệnh COPD cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đồ loãng, nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu. Chế độ ăn cần đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh.
Khi bệnh tái phát hoặc diễn biến nặng thì lập tức đến cơ y tế khám và điều trị.
Để chủ động phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cần:
- Không hút thuốc lá, tránh khói bụi, môi trường ô nhiễm;
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh; rèn luyện sức khỏe, tập các bài thể dục phù hợp với thể trạng, đặc biệt là các bài tập thở đúng cách, tốt cho hệ hô hấp;
- Tiêm phòng cúm và phế cầu ngăn ngừa đợt cấp;
- Đi khám sức khỏe định kỳ, trường hợp có dấu hiệu của bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời./. Khoa PCBKLN
HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (14/11/2023)
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính, đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao. Các triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường thường gặp là mệt mỏi, khát nước, cảm giác đói liên tục, giảm cân, nhu cầu tiểu tiện tăng, vết thương lâu lành, v.v. Tuy nhiên, một số người bệnh đái tháo đường có các triệu chứng ít rõ ràng, nên bệnh có thể được chẩn đoán muộn, khi đã phát sinh các biến chứng. Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi.
Theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF), trên thế giới cứ 10 người lớn độ tuổi 20 - 79 tuổi có 1 người mắc đái tháo đường; cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, có tới 50% số người trưởng thành mắc đái tháo đường mà không được chẩn đoán.
Năm 1991, Liên đoàn đái tháo đường quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới đã chọn ngày 14/11 hằng năm là "Ngày thế giới phòng, chống đái tháo đường", nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về đái tháo đường và các biến chứng. 14/11 cũng đánh dấu ngày sinh của Frederick Banting, người đã cùng Charles Best đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra insulin, một phương pháp điều trị cứu sống người bệnh đái tháo đường.
Chủ đề của Ngày đái tháo đường Thế giới năm 2023 là "Mọi người cần nhận biết nguy cơ về bệnh đái tháo đường của mình và biết cách ứng phó", nhằm thúc đẩy cộng đồng quan tâm đến việc nhận rõ nguy cơ mắc bệnh của bản thân, từ đó hướng tới việc chẩn đoán sớm và điều trị bệnh đái tháo đường.
Chẩn đoán và điều trị sớm chính là chìa khóa để phòng và làm chậm các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra. Mỗi người dân hãy có trách nhiệm với sức khoẻ của mình, bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh: ăn uống và duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, chủ động tìm hiểu kiến thức để dự phòng và phát hiện sớm bệnh bệnh đái tháo đường./. BS Diệu Hương
TẬP HUẤN PHÒNG, CHỐNG CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM CHO CỘNG TÁC VIÊN Y TẾ KHU/ẤP
Từ ngày 10 đến ngày 17/11/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho khoảng 585 học viên là cộng tác viên y tế khu/ấp tại các phường trên địa bàn tỉnh.
Đến với tập huấn, các học viên được trang bị những kiến thức tổng quan về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm như: ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,v.v; các yếu tố nguy cơ và cách dự phòng, cách phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm; nhiệm vụ của cộng tác viên y tế trong công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.
Qua lớp tập huấn, các học viên có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bệnh không lây nhiễm, từ đó trở thành những tuyên truyền viên nòng cốt trong hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ phòng, chống bệnh không lây nhiễm, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh không lây nhiễm gây ra./. Bích Hạnh
TẬP HUẤN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT NĂM 2023
Sáng ngày 07/11/2023, tại Hội trường 3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương đã diễn ra buổi Tập huấn Chẩn đoán, điều trị sốt rét năm 2023, với sự có mặt của các cán bộ đến từ bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và 09 trung tâm Y tế huyện/thị/TP. Lớp tập huấn do Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm chủ trì, với mục đích cập nhật và nâng cao kiến thức về chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét theo Quyết định số 3377/QĐ-BYT ngày 30/8/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét”. Quyết định này thay thế Quyết định số 2699/QĐ-BYT ngày 26/9/2020.
Hướng dẫn nêu rõ cách chẩn đoán những trường hợp nghi ngờ sốt rét, trường hợp bệnh sốt rét xác định, các thể lâm sàng, chẩn đoán phân biệt và đưa ra các nguyên tắc điều trị, phương pháp điều trị cụ thể trên từng nhóm đối tượng, đồng thời hướng dẫn việc phân tuyến điều trị và điều trị mở rộng.
Lớp tập huấn được diễn ra với không khí sôi nổi và tích cực, học viên tham dự được tăng cường kiến thức và kỹ năng trong chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét./. Mai Thi
TẬP HUẤN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VẮC XIN CÚM MÙA CHO NHÂN VIÊN Y TẾ NĂM 2023
Ngày 07/10/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương đã tổ chức Tập huấn triển khai Kế hoạch sử dụng vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế năm 2023. Tham dự buổi tập huấn có lãnh đạo các Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố, cán bộ chuyên trách chương trình tiêm chủng mở rộng và nhân viên y tế tại các điểm tiêm.
Vắc xin Cúm mùa đưa vào sử dụng lần này là vắc xin IVACFLU-S do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất. Đây là loại vắc xin dạng mảnh bất hoạt, có chứa kháng nguyên bề mặt tinh chế vi rút cúm của các chủng A/H1N1, A/H3N2 và chủng B, đây là các chủng vi rút theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới hàng năm cho cúm mùa.
Tại buổi tập huấn, BS.CKI Quách Hoàng Mỹ – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã triển khai Kế hoạch số 1401/KH-PCBTN “Kế hoạch Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế năm 2023”; giới thiệu về vắc xin IVACFLU-S dùng để tiêm chủng đợt này. Dự kiến, sẽ triển khai tiêm chủng cho khoảng 660 nhân viên y tế từ ngày 14/11 đến ngày 16/11/2023, hình thức tiêm chiến dịch dạng cuốn chiếu tại điểm tiêm cố định (ở TTYT hoặc TYT).
Đến với buổi tập huấn, người tham dự cùng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm để góp phần giúp đợt tiêm vắc xin Cúm mùa cho nhân viên y tế năm 2023 đạt hiệu quả cao, đồng thời nâng cao tỉ lệ tiêm chủng và đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng theo kế hoạch đã đề ra./. Bích Hạnh
BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ - ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO VÀ CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
Bệnh Đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Việc lây truyền từ người sang người xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc tiếp xúc gần sau khi sinh.
Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ hiện không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) nhưng nó rất dễ lây lan qua quan hệ tình dục do tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh. Đặc biệt rất dễ lây lan trên nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM), người song tính (bisexual), người có nhiều bạn tình quan hệ tình dục không an toàn, v.v.
Thời gian ủ bệnh thường từ 6 đến 13 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa, các triệu chứng thường thấy là: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần. Tuy nhiên, trên các đối tượng nguy cơ cao như: phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch,v.v, có thể chuyển nặng và tử vong.
Tại Bình Dương, ghi nhận 2 trường hợp xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ có xét nghiệm monkeypox dương tính. Các trường hợp này có triệu chứng lâm sàng là mụn nước/mụn mủ/phát ban.
Hiện bệnh Đậu mùa khỉ đã được phân loại là bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Việt Nam đang triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao như nhân viên y tế chăm sóc người bệnh đậu mùa khỉ, người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và một số đối tượng có nguy cơ cao khác như người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch, người đồng tính, v.v.
Trong khi chưa thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh, người dân cần thực hiện tốt 6 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế:
1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe./.BS DIỆU HƯƠNG
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN CÚM MÙA CHO NHÂN VIÊN Y TẾ NĂM 2023
Nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng cúm mùa cho nhân viên y tế, chủ động phòng ngừa dịch bệnh cúm mùa. Ngày 30/10/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương ban hành kế hoạch Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế năm 2023.
Đối tượng tiêm là công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở y tế công lập chưa được tiêm chủng theo Quyết định 129/QĐ-BYT ngày 18/01/2023 và NVYT đã đến thời gian tiêm nhắc lại hàng năm (Đảm bảo NVYT tiêm chủng 1 lần/năm) . Lưu ý căn cứ vào tình hình vắc xin được phân bổ ưu tiên NVYT mắc các bệnh mãn tính, NVYT từ 50 tuổi và các NVYT đang làm việc tại các bộ phận có nguy cơ cao (bộ phận tiếp đón bệnh nhân, bộ phận khám chữa bệnh, khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, giám sát phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân cúm, nhân viên lấy mẫu xét nghiệm...) tại các đơn vị TTKSBT, TTYT huyện/thị/thành phố, TYT xã phường thị trấn.
Loại vắc xin tiêm là vắc xin IVACFLU-S do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất. Số lượng được phân bổ 660 liều vắc xin. Thời gian triển khai: từ ngày 14/11 đến ngày 16/11/2023, trong đó: tiêm cuốn chiếu ngày 14/11/2023 và tiêm vét từ ngày 15/11/2023 đến ngày 16/11/2023. Thời gian tiêm có thể thay đổi tùy theo tinh hình thực tế của các địa phương, tuy nhiên phải phù hợp với hạn sử dụng vắc xin. Phương thức triển khai tiêm chiến dịch dạng cuốn chiếu tại điểm tiêm cố định (TYT hoặc TTYT)./. Bích Hạnh
Thông báo Về việc mời chào giá Mua hoá chất xét nghiệm Lĩnh vực Hoá sinh năm 2023
Chi tiết mời xem tại: https://drive.google.com/drive/folders/13Box5r9PO-nkp0dTm792UtlwikJleax0?usp=sharing
Hưởng ứng Ngày toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt – 02/11
Trong suốt nhiều năm qua, Ngày toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt – 02/11 đã trở thành một dịp quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của I-ốt đối với sức khỏe và phòng chống các bệnh do thiếu I-ốt gây ra. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa, vai trò, lợi ích và hậu quả của việc sử dụng muối I-ốt và các gia vị mặn bổ sung I-ốt trong bữa ăn hàng ngày.
Muối I-ốt là một loại muối ăn thông thường được bổ sung thêm I-ốt, một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Nó được giải phóng trong dạ dày và hấp thu vào máu sau khi ăn uống các loại thực phẩm chứa I-ốt như: cá, tôm, tảo biển, rau xanh, sữa và đặc biệt là muối.
Đối với tất cả mọi người I-ốt là một vi chất dinh dưỡng cần thiết, từ trẻ em đến người lớn và người già.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và thai nhi I-ốt là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe. Nó giúp cải thiện sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, từ giai đoạn chuẩn bị mang thai cho đến khi con trẻ mới chào đời. Thiếu I-ốt trong giai đoạn này có thể gây ra nhiều vấn đề lớn như sảy thai, thai chết lưu, sinh non và trẻ sinh ra bị suy giáp.
Đối với trẻ nhỏ, I-ốt cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển thể chất và trí tuệ. Thiếu I-ốt ở trẻ em có thể dẫn đến các vấn đề như đần độn, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển thể chất, thậm chí là khuyết tật của não bộ.
I-ốt là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động của các hormone tuyến giáp, giúp điều hòa các chức năng của cơ thể như trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng và ảnh hưởng đến sự hoạt động của gan, thận và tim. Việc không đảm bảo cung cấp đủ I-ốt cho cơ thể có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chính mình và cả thế hệ sau này.
Một số lưu ý khi sử dụng muối và các gia vị mặn có I-ốt:
● Chọn các loại muối và các gia vị mặn có bổ sung I-ốt: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại muối và các gia vị mặn được bổ sung I-ốt, bạn có thể lựa chọn loại phù hợp và đảm bảo nguồn cung cấp đầy đủ I-ốt cho cơ thể.
● Dùng muối và các gia vị mặn có chứa I-ốt trong bữa ăn hàng ngày: Để đảm bảo đủ lượng I-ốt cần thiết cho cơ thể, bạn nên sử dụng muối và các gia vị mặn có chứa I-ốt trong bữa ăn hàng ngày.
● Không sử dụng quá mức: Dù cần thiết, nhưng bạn không nên sử dụng muối và các gia vị mặn có chứa I-ốt quá mức. Việc sử dụng quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn tiền đình.
● Sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng: Để có được sức khỏe tốt, việc bổ sung I-ốt trong chế độ ăn uống cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngày toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt – 02/11 là dịp để tất cả chúng ta nhận thức và hưởng ứng việc sử dụng muối và các gia vị mặn bổ sung I-ốt trong bữa ăn hàng ngày, để giữ gìn sức khỏe và tương lai của chúng ta và thế hệ sau này. Hãy cùng nhau đóng góp vào việc phòng chống các bệnh do thiếu I-ốt gây ra và xây dựng một cộng đồng mạnh khỏe./. Khoa PCBKLN
Thông báo Yêu cầu báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hiệu chuẩn, bảo trì, kiểm định, kiểm tra kỹ thuật, sữa chữa năm 2023.
Chi tiết mời xem tại: 👇👇👇
BẢN TIN SỨC KHỎE BÌNH DƯƠNG, SỐ THÁNG 10/2023
Chi tiết mời xem tại: 👇👇👇
THÔNG TIN BÁO CHÍ
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA TRỰC TUYẾN VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2023)
Ngày 29/10/2023, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì. Tham dự Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia, đại diện một số tổ chức quốc tế, lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố.
Đại dịch COVID-19 ghi nhận các ca bệnh đầu tiên cuối tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc, sau đó nhanh chóng lây lan và bùng phát tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngày 30/1/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế và đánh giá là đại dịch toàn thế giới ngày 11/3/2020. Sau hơn 03 năm xảy ra đại dịch, ngày 05/5/2023, WHO xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế; thời điểm này thế giới ghi nhận trên 696 triệu trường hợp mắc tại 231 quốc gia, vùng lãnh thổ, trên 6,9 triệu trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam, từ khi ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên (23/01/2020), đến nay, cả nước ghi nhận hơn 11,6 triệu trường hợp mắc, 43.206 trường hợp tử vong. Việt Nam trải qua 02 giai đoạn chống dịch với 04 đợt bùng phát dịch. Giai đoạn 1 từ tháng 01/2020 đến hết tháng 9/2021 với chiến lược không ca bệnh và giai đoạn 2 từ tháng 10/2021 đến nay với chiến lược “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”. Dịch COVID-19 hiện nay đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; số mắc, tử vong giảm sâu; số mắc trung bình tháng giảm 14 lần so với năm 2021 và giảm 82 lần so với năm 2022. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,11% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023. Cả nước đã tiêm hơn 266,5 triệu mũi vắc xin phòng COVID-19; tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, tỷ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 69,4%, tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 82,1%, tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%, tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,5% và 76,7%. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin cao trên thế giới.
Ngày 19/10/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT điều chỉnh bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2023; các hoạt động phòng, chống COVID-19 được thực hiện theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B. Cùng ngày 19/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm đối với COVID-19 làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm và hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2023.
Công tác phòng, chống dịch đã nhận được sự quan tâm đặc biệt và sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; tinh thần trách nhiệm, nỗ lực không mệt mỏi của các lực lượng tuyến đầu; sự ủng hộ, hỗ trợ của cộng đồng xã hội và bạn bè quốc tế; đặc biệt là sự tin tưởng, đoàn kết và tham gia tích cực của Nhân dân.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hai lần ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết cùng chống dịch COVID-19. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư đã có các Kết luận, Thông báo, Điện, Công điện; Lãnh đạo chủ chốt thường xuyên thảo luận, thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra những định hướng lớn, các phương châm, đường lối, chiến lược trong phòng, chống dịch. Đồng hành cùng Chính phủ, Quốc hội đã chủ động, kịp thời đưa ra những quyết sách mạnh mẽ, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nhiều Nghị quyết, đặc biệt là Nghị quyết số 30/2021/QH15, đây là một sáng kiến lập pháp chưa từng có tiền lệ, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Chính phủ quyết định một số cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách để kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách trong thực tiễn phòng, chống dịch.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện; Thủ tướng Chính phủ đã giao ban trực tiếp đến cấp cơ sở với tinh thần“chống dịch như chống giặc”; yêu cầu đặt sức khỏe, tính mạng của Nhân dân lên trên hết, trước hết. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 được thành lập từ sớm đã chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch; sau đó được kiện toàn do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban cùng sự tham gia của các ban Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc để chỉ đạo đồng bộ, tổng thể công tác phòng, chống dịch và các vấn đề về bảo đảm an sinh, an ninh trật tự xã hội, dân vận, huy động và vận động xã hội, sản xuất và lưu thông hàng hóa, tài chính, hậu cần và thông tin truyền thông. Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã thường xuyên họp với các đơn vị, địa phương.
Các nguyên tắc, biện pháp chống dịch được kế thừa, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn trên cơ sở thực tế tình hình dịch từ “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và điều trị hiệu quả” và được bổ sung, hình thành công thức: “5K + vắc xin, thuốc đặc hiệu + biện pháp điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân + các biện pháp khác” với các trụ cột: xét nghiệm, cách ly, điều trị; kết hợp hài hòa giữa phòng ngự và tấn công; sau đó chuyển hướng thực hiện “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và thực hiện “đa mục tiêu” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh thành “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc-xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”.
Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia đã có nhiều quyết định kịp thời, đáp ứng linh hoạt, hiệu quả để chủ động ứng phó với những diễn biến bất ngờ của dịch COVID-19, nhất là Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đánh dấu bước chuyển hướng chiến lược quan trọng, từ chiến lược không có ca bệnh sang thích ứng an toàn, linh hoạt vừa kiểm soát dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế và bắt đầu thực hiện quản lý bền vững nguy cơ. Nổi bật là thành công của Chiến lược vắc xin với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là ngoại giao vắc xin để có vắc xin tiêm chủng miễn phí cho Nhân dân và chỉ đạo thành lập quỹ vắc xin, tổ chức thành công chiến dịch tiêm chủng lớn nhất tại Việt Nam.
Các bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ đạo và thành lập Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch các cấp. Các địa phương đã khẩn trương, tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; đã chủ động, linh hoạt bám sát tình hình và áp dụng các biện pháp phù hợp theo thẩm quyền. Nhiều mô hình hay, cách làm tốt, các chương trình, phong trào đạt được nhiều kết quả tích cực như: Tổ COVID-19 cộng đồng, Trạm Y tế lưu động, “Tháp 3 tầng” phân tầng điều trị, Hỗ trợ tư vấn từ xa, Xét nghiệm sàng lọc cho lái xe luồng xanh, Tiếng loa Biên phòng và một số chương trình, phong trào tại cộng đồng như: “Gian hàng 0 đồng”, chương trình “Đi chợ thay - Đi chợ giúp dân”, “Chuyến xe nghĩa tình”, “ATM gạo”, “ATM oxy”, “xe cứu thương miễn phí”, “quán cơm thiện nguyện”...
Kết quả đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19 đã góp phần quan trọng và tạo thuận lợi cho kinh tế - xã hội phục hồi, khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, tăng trưởng đang ở mức cao; tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02% (cao nhất trong vòng 12 năm), quý III năm 2023 đạt 5,33% và tính chung 9 tháng năm 2023 đạt 4,24%, ở mức khá cao so với khu vực, thế giới. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển. An sinh xã hội được quan tâm; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới; giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Thắng lợi đại dịch COVID-19 là thắng lợi của Nhân dân, dưới sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, trực tiếp là Tổng Bí thư; sự chỉ đạo mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia; sự đồng hành của Chủ tịch nước, Quốc hội, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, thống nhất của chính quyền các cấp; tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, cố gắng của các lực lượng tuyến đầu, y tế, công an, quân đội; đặc biệt là sự ủng hộ, tin tưởng, tích cực tham gia của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự giúp đỡ, hỗ trợ của bạn bè quốc tế./.
Chú thích ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc.
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Category
Contact the business
Website
Address
Số 209, đường Yersin, Phường Phú Cường, Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Thu Dau Mot
75000
Opening Hours
Monday | 07:30 - 11:30 |
13:30 - 17:00 | |
Tuesday | 07:30 - 11:30 |
13:30 - 17:00 | |
Wednesday | 07:30 - 11:30 |
13:00 - 17:00 | |
Thursday | 07:30 - 11:30 |
13:30 - 17:00 | |
Friday | 07:30 - 11:30 |
13:30 - 17:00 | |
Saturday | 07:30 - 11:30 |
Thu Dau Mot
Nơi giới thiệu việc làm thời vụ và chính thức tại bình dương và bình phước
Thu Dau Mot, 590000
Cung cấp các dịch vụ tầm soát & chăm sóc sức khoẻ Khám sức khỏe tổng quát Khám bảo lãnh viện phí Bảo hiểm nhân thọ
Tòa Nhà Biconsi Tower, Số 01 Đường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một
Thu Dau Mot, 70000
209 Yersin
Thu Dau Mot, 75000
Fanpage Chính thức của Chương trình Chống lao tỉnh Bình Dương
31, Yersin, P. Phú Cường
Thu Dau Mot
chuyên khám và điều trị nha khoa tổng quát, bệnh lý hàm mặt, phẫu thuật nha chu. phục vụ nhu cầu của bệnh nhân BHYT và ngoài BHYT.
Shophouse 104/105, Chung Cư Phúc Đạt, Phú Lợi, Hiệp Thành 3, Thành Phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
Thu Dau Mot
Chợ Cũ Phú Chánh A
Thu Dau Mot, 75000
Lời khen tuyệt vời nhất bạn dành cho Nha Khoa chúng tôi đó là lời giới thiệu đến với bạn bè của bạn
03/PHẠM NGỌC THẠCH, PHƯỜNG HIỆP THÀNH, TP THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Thu Dau Mot
Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng cảm nhận hoàn toàn mới về dịch vụ chủng ngừa với tiêu chí ch