Phần mềm quản lý nhà hàng quán cafe giúp bạn kiểm soát nhà hàng; cafe; bar; quán ăn,... một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Nhà hàng, cafe, bar là một trong những loại hình kinh doanh đầy thử thách.
Nó đòi hỏi sự tận tâm và khả năng nắm bắt chi tiết. Việc ứng dụng phần mềm trong quản lý nhà hàng cafe bar đặc biệt là thông tin khách hàng, chính sách khuyến mãi, bán hàng, kho, ... sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Phần mềm quản lý nhà hàng cafe eBizRes sẽ giúp bạn thực hiện các công việc quản lý nhà hàng; quán cafe; quán bar; quán ăn,... một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí, chính xác và giúp hạn chế gian lận.
Operating as usual
Phấn mềm Ebiz tích hợp với Zalo để làm kênh chăm sóc khách hàng, tích điểm, nhắn tin, ... Tư vấn, demo miễn phí: 0907.943.968
NHỮNG XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ THAY ĐỔI TƯƠNG LAI NGÀNH F&B
- Nhiều năm gần đây thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển thần tốc của ngành F&B. Một trong những đóng góp tạo nên bước tiến vượt bậc này là ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý, vận hành. Trước khi đi sâu vào phân tích, chúng ta cùng tìm hiểu F&B là gì đã nhé.
- F&B(Food and Beverage Department) là cụm từ để chỉ ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Đây là một trong các lĩnh vực kinh doanh có tốc độ tăng trưởng lớn nhất bởi thị trường ngày càng mở rộng, nhu cầu ăn ngoài của con người ngày càng tăng. Tuy nhiên, một thị trường béo bở luôn song hành với sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh. Số lượng nhà hàng, quán ăn, quán cafe liên tục tăng nhanh trong những năm gần đây và gần như không có dấu hiệu chững lại.
- Các nhà quản lý bắt buộc phải tìm cho mình vũ khí cạnh tranh để nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, tiết kiệm chi phí quản lý, mở rộng thị phần. Người thắng cuộc luôn là người biết thích ứng và sẵn sàng thay đổi để theo kịp xu hướng mới, đặc biệt trong khía cạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý kinh doanh và vận hành. Dưới đây là các “ngôi sao công nghệ” đã, đang và sẽ vực ngành F&B ra khỏi vũng lầy Covid 19, phát triển mạnh mẽ không ngừng.
* Những xu hướng công nghệ ngành F&B
- Công nghệ có đóng góp không nhỏ vào thành tựu ngành F&B đạt được trong suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, chỉ một vài trong số đó trở thành xu hướng, được ứng dụng phổ biến và tồn tại tới ngày hôm nay. Đồng hành với những ứng dụng cũ là sự ra đời của hàng loạt ứng dụng mới thừa hưởng công nghệ hiện đại, được dự đoán sẽ thay đổi tương lai ngành F&B trong thời gian tới. Cùng điểm mặt 6 công nghệ tiêu biểu đang có mặt trên thị trường, sẵn sàng đến tay người dùng trong năm 2020.
1. Công nghệ đã và đang ứng dụng tốt trong ngành F&B
- Ngành F&B có được như ngày hôm nay một phần nhờ sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ phổ biến như phần mềm order món ăn, phần mềm quản lý quán cafe, nhà hàng, food delivery…Cùng đi qua phân tích chi tiết để hiểu hơn về các công nghệ này.
1.1. Order món ăn qua thiết bị cầm tay
- Việc sử dụng ipad, điện thoại tiếp nhận order trực tiếp tại bàn đã là hình ảnh quá quen thuộc tại nhà hàng, quán ăn, quán cafe hiện nay. Đây là một trong các công nghệ tiên phong của ngành F&B và khẳng định những ưu điểm nhất định. Theo mô tả của nhiều “Ông chủ” thì công nghệ này đã mang một làn gió mới tới cửa hàng của họ, giúp họ giảm ùn tắc giờ cao điểm, khách hàng hài lòng hơn về chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí nhân công tối đa.
- Cụ thể hơn, việc order món ăn qua thiết bị cầm tay giúp nhân viên phục vụ không phải di chuyển liên tục giữa bàn ăn và khu bếp. Đồng thời thay thế tác vụ ghi chép thủ công, tránh sai sót, nhầm lẫn. Những phản hồi tích cực này giống như đòn bẩy giúp ứng dụng order món ăn có mặt tại hầu hết mô hình kinh doanh F&B, từ nhỏ lẻ đến hệ thống chuỗi.
1.2. Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe chuyên biệt
- Có tới 1000 lượt tìm kiếm từ khóa phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe trên google mỗi tháng. Con số trên chứng tỏ nhu cầu ứng dụng công nghệ vào quản lý vận hành nhà hàng vô cùng lớn và hiệu quả cũng đã được chứng minh.
- Đây sẽ là giải pháp giúp kết nối các bộ phận với nhau từ khâu order, chế biến cho tới thu ngân. Toàn bộ quá trình vận hành của một nhà hàng được tập trung xử lý trên phần mềm, điều này sẽ giúp cho người quản lý cửa hàng nắm được số lượng bàn trống, theo dõi báo cáo tài chính mọi lúc mọi nơi, chỉ với một thiết bị cầm tay như tablet, điện thoại di động.
- Miêu tả đơn giản hơn, với một chiếc ipad hoặc điện thoại, khi nhân viên phục vụ tiếp nhận order tại bàn, hệ thống sẽ tự động chuyển danh sách món ăn qua bếp. Trừ định lượng nguyên vật liệu khi hoàn tất chế biến và chuyển hóa đơn qua quầy thu ngân nếu khách hàng yêu cầu thanh toán.
- Tự động hóa quy trình và chức năng phân quyền giúp hạn chế sự tác động của con người vào số liệu, đồng thời ngăn chặn gian lận hiệu quả. Nhà quản lý có thể yên tâm về các báo cáo trong ngày, từ đó đưa ra quyết định quản trị sáng suốt.
1.3. Food Delivery
- Trong khi phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe ra đời để phục vụ các “ông chủ” thì Food Delivery lại ra đời bởi chính nhu cầu của khách hàng. Food Delivery đã nhen nhóm tại thị trường Việt Nam từ 10 năm trước nhưng mới thực sự bùng nổ sau đợt dịch Covid 19 vừa rồi.
- Câu nói “Bán hàng online hay là chết” đã thể hiện phần nào tính khốc liệt trong ngành F&B 6 tháng vừa qua. Các nhà quản lý bắt buộc phải thay đổi cách vận hành, ứng dụng công nghệ quản lý đơn hàng, ship hàng nhuần nhuyễn để cứu vớt doanh thu.
- Kể cả khi sóng gió đã đi qua, Food Delivery vẫn là một mảng mang lại doanh thu lớn cho nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cafe. Việc ứng dụng công nghệ này không còn là bài toán khó, bạn nên cân nhắc để lựa chọn cho mình một hướng đi mới trong lĩnh vực bán hàng online này.
2. Công nghệ được dự đoán sẽ bùng nổ trong tương lai
- Xu hướng luôn thay đổi, vì thế nhà quản lý cần liên tục cập nhật các công nghệ mới vào quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe. Dưới đây là các ứng dụng, phần mềm vừa được ra mắt bởi các công ty công nghệ lớn, đưa ngành dịch vụ F&B lên một tầm cao mới, dự đoán sẽ còn bùng nổ trong tương lai.
2.1. Thanh toán bằng nhận diện giọng nói
- Ngoài những ứng dụng, phần mềm được đưa vào quy trình vận hành, thì thanh toán cũng được dự đoán sẽ có thay đổi lớn về các hình thức thực hiện trong ngành F&B. Đầu tiên phải kể đến thanh toán bằng nhận diện giọng nói, với công nghệ này khách hàng gần như “không phải làm gì cả” để hoàn tất thanh toán hóa đơn. Đây là viễn cảnh mơ ước và dần được hiện thực hóa tại một số nhà hàng trên thế giới, được nhiều người hưởng ứng và sẵn sàng trả phí để sở hữu công nghệ này.
- Mới gần đây, nhà cung cấp dịch vụ và thanh toán Mastercard đã tiến thành thử nghiệm công nghệ nhận diện giọng nói vào một số quán ăn tại San Francisco. Các giai điệu âm thanh được sử dụng thường lấy cảm hứng từ văn hóa địa phương, dễ nhận biết, dễ nhớ và tạo dấu ấn thương hiệu rất lớn.
2.2. Thanh toán không tiền mặt
- Thanh toán không tiền mặt hiện đã quá quen thuộc với nhiều quốc gia. Tuy nhiên ở Việt Nam hình thức này vẫn chưa hoàn toàn được áp dụng tại tất cả nhà hàng, quán ăn, quán cafe.
- Ưu điểm của hình thức này thể hiện rõ ràng qua việc chống gian lận, tham nhũng, rửa tiền, giúp nhà quản lý kiểm soát tài sản tốt hơn và khách hàng thì thuận tiện hơn khi thanh toán. Tuy nhiên, việc đồng bộ tại các địa phương, tỉnh thành nhỏ lẻ còn gặp nhiều khó khăn do chưa thể thay đổi hoàn toàn thói quen dùng tiền mặt của khách hàng.
2.3. Robot tự phục vụ
- Nếu có dịp tới các nhà hàng Nhật Bản, Trung Quốc, bạn sẽ thấy bất ngờ bởi nhân viên phục vụ ở đây hầu hết là robot. Thậm chí những “công dân” này còn năng động và tươi tắn hơn mỗi khi gặp khách. Công nghệ sản xuất Robot phục vụ tại các nhà hàng chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam nhưng sẽ là tương lai mà chúng ta đang hướng đến.
- Công nghệ này được đánh giá là giúp nhà hàng, quán ăn, quán cafe tiết kiệm chi phí nhân công, tăng chất lượng dịch vụ, tránh sai sót. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất trên thế giới còn đang manh nha cho ra các “đầu bếp” thực thụ, tham gia trực tiếp vào quá trình chế biến món ăn, quản lý kho nguyên vật liệu.
* Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các ứng dụng công nghệ hỗ trợ F&B trên thị trường. Nếu có thể, hãy bắt đầu bằng một phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe đơn giản. Đây được coi là công cụ giúp bạn xây dựng nền móng vận hành vững chắc cho cửa hàng, đồng hành trên con đường phát triển sau này.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
SÁU TỬ HUYỆT TRONG KINH DOANH CÀ PHÊ MÀ NGƯỜI MỚI LÀM DỄ SA CHÂN VÀO
1. Sai lầm trong lựa chọn mặt bằng
Nhiều người kinh doanh cà phê đều đồng ý, yếu tố quan trọng nhất chính là địa điểm, địa điểm và địa điểm. Vì thế, việc đầu tiên là phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng địa điểm mở quán.
Tất tần tật mọi vấn đề liên quan đến địa điểm đầu tư cần phải xem xét, khảo sát thật kỹ càng như: Lưu lượng xe và người qua lại mỗi giờ vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày để có thể ước đoán lượng khách hàng tiềm năng, có thuận lợi về giao thông không, có vỉa hè để xe thoải mái hay không, có gần khu dân cư, văn phòng, đông dân không…
Địa điểm đó có thể đẹp, hot, thu hút nhiều người qua lại nhưng nếu vỉa hè nhỏ hẹp, không có chỗ để xe hay nằm trên đường một chiều… thì khách hàng sẵn sàng rời bỏ bạn để đến 1 cửa hàng khác thuận tiện hơn.
2. Không xác định được khách hàng mục tiêu
Trước khi kinh doanh, bạn không được quên công việc quen thuộc đó là phân tích thị trường và khoanh vùng khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các khâu khác khi mở quán cà phê (thiết kế quán, menu đồ ăn, phong cách phục vụ…).
Nếu quán nằm trong khu văn phòng mà bạn lại thiết kế "xì tin", ngộ nghĩnh, vật dụng in hình hoạt hình, phim truyện hoặc quán gần trường học mà bạn thiết kế phong cách quán trầm lặng, chín chắn… thì chắc chắn sẽ không có ai vào để thưởng thức cafe của bạn nữa vì nó hoàn toàn "lệch" phong cách với họ.
3. Định giá không hợp lý
Đây cũng là 1 "cái bẫy" mà nhiều startup đau đầu và có chiến lược thất bại. Hãy tính toán chi tiết về giá thành mỗi món đồ uống, xem với giá này một ngày bạn dự kiến bán được bao nhiêu ly, và mức giá có đủ sức để cạnh tranh với đối thủ xung quanh nhưng vẫn đảm bảo doanh thu cửa hàng.
Có một "chân lý định giá" mà người mới bắt đầu kinh doanh nên tham khảo: Nếu tất cả khách hàng phàn nàn về giá, có nghĩa nó quá cao. Chẳng ai phàn nàn, thì là quá thấp. Khi chỉ có vài người kêu ca, đó là mức giá hợp lý.
Tất nhiên định giá là quá trình liên tục, không chỉ diễn ra một lần. Khi chi phí đầu vào tăng thì giá cũng phải tăng theo, không ai đảm bảo chi phí đầu vào luôn giữ nguyên như ban đầu. Tuy nhiên, trước khi tăng giá hãy thử tăng giá nhẹ rồi quan sát phản ứng của khách hàng để có sự điều chỉnh phù hợp.
Nếu cung cấp các sản phẩm dịch vụ đắt đỏ, bạn nên công khai cung cấp đầy đủ thông tin chứng minh nguồn gốc nguyên liệu/sản phẩm đảm bảo để khách hàng công nhận giá trị của chúng.
4. Thiếu vốn, không tiết kiệm chi phí
Nhiều người mở quán cà phê với số vốn khá ok nhưng phân bổ các khoản đầu tư không hợp lý, khiến cho số tiền còn lại duy trì quán quá ít. Nếu dự trù kinh phí hoạt động của những tháng sau đó rất hạn hẹp, chỉ trông chờ vào bán sản phẩm thì tất nhiên bạn sẽ ngập trong nợ nần, thua lỗ.
Bên cạnh đó, nhiều người có số vốn ban đầu ít ỏi, cần phải cân nhắc trước khi mua sắm, đầu tư thì lại không tiết kiệm, chi mạnh tay để rồi sau đó hối hận vì vượt quá ngân sách cho phép, điều này cũng không nên.
Một bí quyết chủ quán có thể áp dụng là mua lại đồ đạc từ những địa điểm đang cần thanh lý, sang nhượng để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, những tháng đầu mới khai trương có thể chưa đông khách, thậm chí phải bù lỗ nên bạn cần để ra một số vốn nhất định để duy trì hoạt động cho quán, ít nhất là trong 6 tháng.
5. Thiếu tương tác với khách hàng
Một sai lầm phổ biến trong kinh doanh quán cà phê à không tạo tương tác khách hàng. Chiến lược tương tác khách hàng thông minh cần đưa đến những trải nghiệm cá nhân hóa, phân biệt rõ ràng giữa "tương tác khách hàng" và "làm phiền khách hàng". Như chuỗi cà phê nổi tiếng The Coffee House luôn gây ấn tượng với lời chào niềm nở khi khách hàng vừa bước vào quán hay Starbucks tặng một phần bánh miễn phí cho thành viên trong tháng sinh nhật.
Có rất nhiều ý tưởng tạo tương tác khách hàng mà quán cafe của bạn có thể tham khảo như: gởi lời chúc mừng kèm phần nước miễn phí trong tháng sinh nhật khách hàng, chủ động gợi ý món ăn chủ động theo sở thích,…
Ngoài ra, bạn cần chú ý tương tác với khách thông qua chương trình khách hàng thân thiết. Hãy nhớ trong kinh doanh cà phê 80% doanh thu đến từ 20% khách hàng thân thiết. Những chuỗi thương hiệu cafe lớn như The Coffee House, Starbucks hay Phúc Long,..đều đầu tư vào chương trình khách hàng thân thiết bằng cách xây dựng ứng dụng tích điểm riêng.
Bản chất đằng sau của những thẻ tích điểm, ứng dụng tích điểm hay thẻ thành viên chính là gây dựng lòng tin và sự kết nối lâu dài với khách hàng. Việc "trao thưởng" cho những khách hàng thường xuyên giao dịch sẽ khiến họ cảm thấy "xứng đáng" khi trung thành với thương hiệu bên cạnh đó là sự đánh giá cao về chất lượng dịch vụ chăm sóc.
6. Không chăm chút chất lượng đồ uống
Nói gì thì nói, tất cả những "râu ria" với những yếu tố mặt bằng, thiết kế quán, bàn ghế, vật dụng, tương tác cá nhân… sẽ được khách hàng bỏ qua nếu đồ uống của bạn thực sự ngon và hấp dẫn. Đó mới chính là điều khách hàng ghi nhớ và là yếu tố chính để khách quay lại với bạn lần thứ 2.
Quán đẹp, view đẹp, mọi thứ hoàn hảo nhưng đồ uống kém chất lượng thì việc giữ chân khách hàng theo thời gian sẽ rất khó. Do đó, hãy chắc chắn bạn có những món ăn, đồ uống hấp dẫn nhất, nói một cách dân dã là "Không ngon thì đừng có bán!".
DỰ TRÙ CÁC KHOẢN KINH PHÍ KHI MỞ QUÁN ĂN
* Hầu hết những bạn chủ quán cafe, từ đơn vị nhỏ lẻ mà mình có dịp tiếp xúc, thì hầu hết đều là tay ngang về quản trị, sau đó có đi học thêm những khóa pha chế, đầu bếp bên ngoài và ra mở tiệm. Một số khác thì từng có thời gian làm ở quán ở các vị trí như thu ngân, pha chế, nắm được công thức rồi cũng ra lập nghiệp riêng. Nên hầu hết điểm yếu các bạn là Tài Chính.
* Trong bài tâm sự hôm nay, mình xin nói về chủ đề, để mở một quán cafe, một nhà hàng, cần dựa trên những căn cứ nào để ước lượng vốn mình bao nhiêu là hợp lý, tránh đâm đầu vào đá với khoản vốn quá nhỏ, và bạn sẽ chết vì vận hành khi quán hoạt động. Dĩ nhiên, số liệu con số chính xác không có được vì nó phụ thuộc quy mô bạn mở, mô hình F&B bạn chọn và khu vực bạn mở (như ở thành phố thì chi phí sẽ cao hơn vùng ven)
1. Chi Phí Mặt Bằng
- Rõ ràng, cái này là thấy ngay trước mắt.
+ Thứ 1: Một điều ít ai chú ý, là ngành F&B, bạn sẽ cần tái tu bổ thường xuyên, nên phải có 1 khoản dự phòng cho việc này, chưa kể nhiều khi làm vài tháng, phát hiện ý tưởng không hợp lý và phải tái sửa chữa lại quán, nếu lúc đó hết tiền thì...
+ Thứ 2: Một điều nữa là để quán thu về đủ vốn đã đầu tư ban đầu, bạn phải giữ được mặt bằng ít nhất 3 năm trở lên, tức khi thuê phải chú ý thuê dài hạn mặt bằng, cũng đồng nghĩa thực tế tiền cọc và tiền ứng trước khoản thuê sẽ lớn, chứ không như đi thuê nhà hay văn phòng để làm việc là 1 tháng tiền nhà, 2 tháng tiền cọc đâu. Kiểu đó thì chủ nhà họ lấy lại nhà, cùng lắm bồi thường gấp đôi tiền cọc là hết, tức 1 tháng bạn thuê 20tr, thì chỉ được bồi hoàn 80tr, nhưng trang trí quán cafe cũng toàn trăm triệu trở lên, chưa kể chi phí marketing kéo khách đến quán, tức 100% bạn lỗ nặng rồi đấy.
- Vì khoản phí này nặng nếu bạn cần đủ vốn an toàn, nên người kinh doanh lâu năm, ai cũng nói ngành F&B cần nhiều vốn là vậy, khoản khởi nghiệp vài trăm triệu ngành này thực sự quá mong manh, khởi nghiệp sẽ rất vô cùng hên xui, kiểu đánh bài.
2. Chi phí sửa chữa lại mặt bằng
- Nhiều nơi phải làm lại cả cống thoát nước, đập cả mặt bằng vì hư hỏng do đơn vị cũ làm, xây mới luôn đấy. Nếu đập xây mới, cân nhắc:
+ Công xây dựng thợ thầy
+ Lắp Kính
+ Mua Bàn Ghế
+ Ốp bảng hiệu Alu trước quán
+ Làm trần Thạch Cao
+ Đi hệ thống điện - máy lạnh trong nhà
+ Làm đường ống nước
+ Sơn nhà
+ Phí đầu tư làm nhà vệ sinh (mua bồn cầu, lavabo, lót gạch...)
+ Làm cửa cuốn
+ Gắn hệ thống phun sương (nếu sân vườn)
+ Thi công tiểu cảnh (phun nước,...)
+ Phí gắn dàn đèn
+ Phí hệ thống loa.
3. Chi phí trang trí
- Thường gồm (chỉ gợi ý)
+ Dán Tường
+ Đồ trang trí (bể cá, chậu cảnh, cây cối,...)
+ Tủ Kệ Treo Tường
+ Tivi (nếu cần)
+ Hộp đèn (nếu cần nổi bật buổi tối)
+ Quạt Hút
+ Vẽ Tường
+ Đèn Trang Trí
- Thực tế nếu bạn khoán hết cho 1 đơn vị thi công thiết kế nội thất, thì lọ cân tất hết, bạn chỉ trả 1 khoản phí duy nhất mà thôi.
- Vậy vấn đề cần rõ ràng ở đây là gì, bạn phải có bản thiết kế quán sẽ làm trong tay rồi mới dự tính sẽ thuê mặt bằng thế nào, size,... đáp ứng được ý tưởng đó, xem đủ tiền không? Rồi mới đi thuê nhé. Thực tế, anh em toàn làm ngược, thuê mặt bằng trước rồi suy nghĩ trang trí thế nào.
- Lưu ý, với những quán cafe sang trọng, thì mức giá cho việc thiết kế và nội thất sẽ cao hơn.
4. Chi phí lắp đặt quầy thu ngân, quầy bar, setup bếp.
- Bạn sẽ cần phải bỏ ra một số tiền cần thiết để chi vào việc mua các trang thiết bị: quạt thông gió, quầy pha chế, hệ thống điện nước, cốc, chén,...
+ Quầy Bar Thường gồm (gợi ý)
++ Máy pha cafe
++ Máy xay cafe
++ Máy xay sinh tố 2 cối
++ Máy ép hoa quả
++ Thùng đá
++ Dụng cụ pha chế, Ly Tách
++ Kệ Ly, Bồn rửa ly
++ Kệ để cafe
++ Bảng đèn Menu.
++ Tủ đựng bánh (nếu cần)
++ ....
+ Quầy Thu Ngân thường gồm (gợi ý)
++ Máy tính tiền
++ Máy in bill
++ Két tiền
++ Máy vi tính
++ Loa, Amply
++ Máy in văn bản (laser A4)
+Ở quán cũng nên đầu tư thêm 1 máy chiếu, tiện cho thuê ai đó cần làm tiệc hoặc tổ chức sự kiện,...
5. Chi phí đăng ký kinh doanh quán
- Nếu đăng ký hộ cá thể, bạn đóng khoán phí hàng tháng.
- Nếu đăng ký doanh nghiệp (phải nhắm liệu có thể mua nguyên vật liệu có hóa đơn đầu vào không, vì chỉ mua nhiều mới có) thì đăng ký dạng doanh nghiệp, đóng thuế môn bài và hàng năm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp
- Nếu đi dạng doanh nghiệp, thì nên dự trù khoản phí cho việc báo cáo thuế hàng tháng, phí thành lập công ty,... tầm 10tr lo hoàn tất cho việc này.
- Phí đăng ký bảo hộ Logo và tên thương hiệu quán (thường 2 - 3tr cho việc đăng ký bảo hộ)
- Phí bảo kê/tháng
- Phí an ninh đô thị/tháng
6. Chi phí mua nguyên vật liệu ban đầu cho quán
- Quán cafe khi đã đi vào hoạt động thì chi phí lớn nhất sẽ là nguyên vật liệu pha cafe. Hãy tính toán kỹ khoản này nhé
- Nên dự trù dư ra, để đảm bảo kể cả khi quán ế khách, nguyên vật liệu đổ bỏ, bạn vẫn còn đủ tiền để tiếp tục nhập nguyên vật liệu về phục vụ khách nhé, nhất là kinh doanh những món ăn dạng thực phẩm tươi.
7. Chi phí khai trương quán
- Tùy vào nguồn vốn và mô hình hiện có để dự trù ra chi phí
8. Chi Phí Marketing bắt buộc có ban đầu để kéo khách
- Nhiều người vì thiếu cái này, dẫn đến quán ế khách, cũng không có tiền để kéo khách về, dù món ngon, đồ uống hấp dẫn. Thời buổi công nghệ không giống như xưa, không đợi quán bán có tiếng tự hút khách, lâu lắm!!!
9. Quỹ lương nhân viên hàng tháng
- Thường gồm các vị trí cơ bản
+ Quản lý
+ Pha chế
+ Phục vụ
+ Thu ngân
+ Bảo vệ
- Bạn nên ước lượng 1 khoản tiền đủ khả năng thanh toán lương tối thiểu 3 tháng cho tất cả anh em, để yên tâm là quán vận hành ổn dù ế khách ban đầu, không lo thiếu tiền trả lương người ta.
10. Chi Phí Vận Hành khi quán hoạt động
- Thường gồm các khoản cơ bản
+ Phí internet
+ Phí điện, nước, rác
+ Phí truyền hình cáp, K+ (nếu có chiếu đá banh)
+ Phí in ấn (voucher, tờ rơi,...)
+ Phí mua sắm vật dụng quán (bao nylon đựng rác, nước lau sàn, khăn lau bàn...) vì những đồ này rất may hết, hay hư trong tháng
+ Chí Phí sửa chữa (đèn, máy lạnh,...) vì nó mở quá nhiều giờ/ngày nên việc hết ga máy lạnh, đèn hư bóng là như cơm bữa, nên dự trù 1 khoản phí dự phòng việc này
Đến đây, thì mọi người nắm cơ bản các hạng mục rồi đó, nếu bạn dự đĩnh mở quán thì giờ là việc của bạn nè, hãy đi khảo sát thực tế để có chi phí chính xác, rồi lập bảng dự toán chi phí trước khi đầu tư thực tế nhé.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Monday | 08:00 - 17:00 |
Tuesday | 08:00 - 17:00 |
Wednesday | 08:00 - 17:00 |
Thursday | 08:00 - 17:00 |
Friday | 08:00 - 17:00 |
TÊN ĐẦY ĐỦ Công ty TNHH DỊCH VỤ WOW GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ MÃ SỐ THUẾ 0313612787 TRỤ SỞ CHÍNH Số 235 Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình,
Công ty chúng tôi tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải, tư vấn các dịch vụ môi trường như ĐTM, Đề án BVMT, Lập báo cáo giám sat môi trường..
Công ty TNHH Bizwell được tổ chức DN vừa và nhỏ Hàn Quốc (SBC) chỉ định là mạng lưới tại VN. Chuyên về lĩnh vực đầu tư BĐS và cung cấp DV tư vấn
Cross border - Logistics - Value-added Services email: [email protected]
Thành lập công ty và dịch vụ kế toán chuyên nghiệp tại TP. HCM. UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - TIẾT KIỆM
Dịch vụ khai thuế, tư vấn kế toán, bảo hiểm xã hội trọn gói.
KPMG has been in Vietnam since 1994. Today, with over 1,800 professionals, KPMG is one of the largest professional service firms in Vietnam serving a balanced mix of international and local clients.
ATV Media là công đơn vị tư vấn và cung ứng dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên viên đầy tâm huyết và sáng tạo,và với hơn 10 năm kinh nghiệm .
Chuyên tư vấn mua bán - nhận ký gửi căn hộ, nhà phố, đất nền dự án.
Chuyên đào tạo các khoá học: Chủ Spa, Quản Lý Spa, Sale & Marketing thực chiến, Kĩ thuật viên nghành Spa, Phun xăm thẩm mỹ, Makeup chuyên nghiệp số 1 VN
Nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam về Đào tạo và Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp