Dịch Vụ Kế Toán - Thành Lập Doanh Nghiệp - Ketoan247.Net
Comments
Khi công ty muốn thực hiện thủ tục thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp sang một quận khác so với địa chỉ trụ sở công ty hiện tại, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Chi cục thuế quản lý hiện tại hay còn gọi là thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận. Đối với các công ty, doanh nghiệp do Cục thuế của tỉnh quản lý trực tiếp thì khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh khác quận/huyện sẽ không phải thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận/huyện.
Hiện nay, thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận/huyện tại các tỉnh thành khác nhau cách thức thực hiện cũng tương đối khác nhau, theo kinh nghiệm của Ketoan247.net thì thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận tại Hà Nội và thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận tại TP. HCM có sự khác nhau về trật tự thực hiện:
**THỦ TỤC CHỐT THUẾ CHUYỂN TRỤ SỞ KHÁC QUẬN TẠI HÀ NỘI:**
*Tại Hà Nội, để doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh sang quận mới, trước khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thì doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận.*
Hồ sơ chốt thuế chuyển trụ sở khác quận gồm:
- Biên bản họp về việc chuyển trụ sở khác quận.
- Quyết định về việc chuyển trụ sở.
- Công văn gửi cơ quan thuế về việc xin chốt thuế chuyển trụ sở khác quận.
- **Mẫu 08**.
- Bản sao chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh.
- Giấy ủy quyền, Giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ chính.
Doanh nghiệp nộp 03 bộ hồ sơ đến Chi cục thuế cũ để chốt thuế hiện tại và Kết quả nhận được là **Mẫu 09, 09a**.
Thông thường, thời gian hoàn thành tại Chi Cục thuế là 10-15 ngày làm việc.
Sau khi nhận được kết quả thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận (Mẫu 09, 09a), doanh nghiệp tiến hành thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo thông tin địa chỉ trụ sở công ty mới. Tiếp theo đó, doanh nghiệp cần làm thủ tục đổi con dấu và công bố mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Lưu ý xuất hóa đơn khi đã chốt thuế chuyển trụ sở khác quận:
Khi đã thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận, doanh nghiệp không được tiếp tục xuất hóa đơn theo địa chỉ cũ. Sau khi thực hiện xong thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục thông báo với cơ quan thuế mới và xuất hóa đơn theo địa chỉ trụ sở mới.
**THỦ TỤC CHỐT THUẾ CHUYỂN TRỤ SỞ KHÁC QUẬN TẠI TP.HCM:**
*Khác với quy trình thực hiện tại Hà Nội, các doanh nghiệp tại TP. HCM thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận sau khi doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.*
Hồ sơ chốt thuế để chuyển trụ sở khác quận tại thành phố Hồ Chí Minh tương tự như hồ sơ tại Hà Nội và cần nộp kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.
Thời hạn hoàn thành thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận tại Hồ Chí Minh thông thường là 10-15 ngày làm việc.
Sau khi hoàn tất thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận, doanh nghiệp liên hệ Chi Cục thuế mới làm thủ tục phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.
***Dịch vụ của Chúng tôi về thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận:***
- Tư vấn, các điều kiện và các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận;
- Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan Nhà nước thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận;
- Tư vấn các thủ tục pháp lý phát sinh sau hoàn tất thủ tục thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận cho doanh nghiệp;
- Hướng dẫn khách hàng hoàn tất các thủ tục phát hành hóa đơn, cách viết hóa đơn, thay đổi thông tin hóa đơn đã phát hành sau thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh khác quận.
CHÚC QUÝ KHÁCH HÀNG LUÔN THÀNH CÔNG !
Chuyên: Dịch vụ Kế toán - Thuế; Thành lập doanh nghiệp; Chữ ký số; Hó
THỦ TỤC CHỐT THUẾ KHI CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM CÔNG TY KHÁC QUẬN, HUYỆN:
Khi công ty muốn thực hiện thủ tục thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp sang một quận khác so với địa chỉ trụ sở công ty hiện tại, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Chi cục thuế quản lý hiện tại hay còn gọi là thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận. Đối với các công ty, doanh nghiệp do Cục thuế của tỉnh quản lý trực tiếp thì khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh khác quận/huyện sẽ không phải thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận/huyện.
Hiện nay, thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận/huyện tại các tỉnh thành khác nhau cách thức thực hiện cũng tương đối khác nhau, theo kinh nghiệm của Ketoan247.net thì thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận tại Hà Nội và thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận tại TP. HCM có sự khác nhau về trật tự thực hiện:
THỦ TỤC CHỐT THUẾ CHUYỂN TRỤ SỞ KHÁC QUẬN TẠI HÀ NỘI:
Tại Hà Nội, để doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh sang quận mới, trước khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thì doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận.
Hồ sơ chốt thuế chuyển trụ sở khác quận gồm:
- Biên bản họp về việc chuyển trụ sở khác quận.
- Quyết định về việc chuyển trụ sở.
- Công văn gửi cơ quan thuế về việc xin chốt thuế chuyển trụ sở khác quận.
- Mẫu 08.
- Bản sao chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh.
- Giấy ủy quyền, Giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ chính.
Doanh nghiệp nộp 03 bộ hồ sơ đến Chi cục thuế cũ để chốt thuế hiện tại và Kết quả nhận được là Mẫu 09, 09a.
Thông thường, thời gian hoàn thành tại Chi Cục thuế là 10-15 ngày làm việc.
Sau khi nhận được kết quả thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận (Mẫu 09, 09a), doanh nghiệp tiến hành thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo thông tin địa chỉ trụ sở công ty mới. Tiếp theo đó, doanh nghiệp cần làm thủ tục đổi con dấu và công bố mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Lưu ý xuất hóa đơn khi đã chốt thuế chuyển trụ sở khác quận:
Khi đã thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận, doanh nghiệp không được tiếp tục xuất hóa đơn theo địa chỉ cũ. Sau khi thực hiện xong thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục thông báo với cơ quan thuế mới và xuất hóa đơn theo địa chỉ trụ sở mới.
THỦ TỤC CHỐT THUẾ CHUYỂN TRỤ SỞ KHÁC QUẬN TẠI TP.HCM:
Khác với quy trình thực hiện tại Hà Nội, các doanh nghiệp tại TP. HCM thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận sau khi doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ chốt thuế để chuyển trụ sở khác quận tại thành phố Hồ Chí Minh tương tự như hồ sơ tại Hà Nội và cần nộp kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.
Thời hạn hoàn thành thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận tại Hồ Chí Minh thông thường là 10-15 ngày làm việc.
Sau khi hoàn tất thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận, doanh nghiệp liên hệ Chi Cục thuế mới làm thủ tục phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.
Dịch vụ của Chúng tôi về thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận:
- Tư vấn, các điều kiện và các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận;
- Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan Nhà nước thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận;
- Tư vấn các thủ tục pháp lý phát sinh sau hoàn tất thủ tục thủ tục chốt thuế chuyển trụ sở khác quận cho doanh nghiệp;
- Hướng dẫn khách hàng hoàn tất các thủ tục phát hành hóa đơn, cách viết hóa đơn, thay đổi thông tin hóa đơn đã phát hành sau thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh khác quận.
CHÚC QUÝ KHÁCH HÀNG LUÔN THÀNH CÔNG

PHÂN BIỆT CHI NHÁNH - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN - ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH:

CÁC KHOẢN CHI PHÍ TÍNH ĐÓNG & KHÔNG TÍNH ĐÓNG BHXH-THUẾ TNCN- TNDN:
Gần đây, doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc trong việc xác định quỹ lương tham gia BHXH hay tìm cách giảm quỹ lương đóng BHXH nhằm tiết giảm chi phí bằng cách tách nhỏ quỹ lương thành các khoản phụ cấp.
Tuy nhiên, những phương án xử lý của doanh nghiệp có thể dẫn đến rủi ro về thuế cũng như xử phạt vi phạm hành chính theo Luật BHXH. Hôm nay, ketoan247.net có làm bảng tổng hợp một số khoản thu nhập (phụ cấp) cần lưu ý khi xem xét chi phí về thuế TNCN và BHXH.
Chúc các bạn thành công!
BỘ HỒ SƠ CHỨNG TỪ & HẠCH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU:
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, Bộ hồ sơ chứng từ và hạch toán hàng nhập khẩu như thế nào. Hôm nay, Ketoan247.net chia sẻ như sau:
1. Hồ sơ nhập khẩu nên kẹp các chứng từ như sau:
– Tờ khai hải quan và các phụ lục
– Hợp đồng (Contract)
– Hóa đơn bên bán (Invoice)
– Các giầy tờ khác của lô hàng như: Chứng nhận xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng…
– Các hóa đơn dịch vụ liên quan đến hoạt động nhập khẩu như: bảo hiểm, vận tải quốc tế, vận tải nội địa, kiểm hóa, nâng hạ, phí chứng từ, lưu kho …
– Giấy nộp tiền vào NSNN
– Thông báo nộp thuế/ UNC thuế
– Lệnh chi/ UNC thanh toán công nợ ngoại tệ người bán
2. Bút toán hạch toán:
– Khi nhận được tờ khai và bộ hồ sơ về hàng hóa, kế toán ghi:
+ Hạch toán giá mua:
Nợ TK 156, 211
Có TK 331: Số tiền = giá mua hàng theo hợp đồng giá gốc ngoại tệ x tỷ giá (Thông thường sẽ lấy theo tỷ giá trên tờ khai hải quan)
Lưu ý: gốc ngoại tệ được lấy theo hợp đồng hoặc invoice (không phải trên tờ khai hải quan, vì số tiền trên tờ khai lệ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng)
+ Hạch toán các chi phí liên khác trong quá trình nhập cho đến khi hàng về nhập kho (vận chuyển, bảo hiểm, phí khác…) căn cứ vào hóa đơn GTGT của các đơn vị cung cấp dịch vụ , kế toán ghi :
Nợ TK 156: giá trị dịch vụ
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 331,111: Tổng giá trị thanh toán trên hóa đơn
+ Hạch toán thuế NK:
Nợ TK 156,211
Có TK 3333: số thuế NK trên tờ khai hải quan
+ Hạch toán thuế TTĐB
Nợ TK 156,211
Có TK 3332: số thuế TTĐB trên tờ khai hải quan
- Khi Nộp tiền các loại thuế trên các bạn hạch toán như sau:
Ghi giảm Thuế NK của hàng Nhập khẩu phải nộp:
Nợ TK 3333
Có TK 1121
Ghi giảm Thuế TTDB của hàng Nhập khẩu phải nộp
Nợ TK 3332
Có TK 1121
Hạch toán thuế GTGT hàng NK (với trường hợp không nộp thuế ngay)
Nợ TK 1388
Có TK 33312: số thuế GTGT NK trên tờ khai hải quan
- Khi nộp thuế ghi:
Nợ 33312
Có TK 111.112:
- Khi kê khai khấu trừ thuế GTGT (căn cứ vào chứng từ nộp thuế để kê khai)
Nợ TK 1331
Có TK 1388
Khi nào có giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì mới được kê khai thuế GTGT được khấu trừ
* Thanh toán hàng nhập khẩu
+ Nếu phải kí quỹ ứng trước tiền cho người bán
Nợ TK 331
Có TK 112: Giá trị ngoại tệ x tỷ giá tại thời điểm kí quỹ
+ Thanh toán phần còn lại:
Nợ TK 331
Có TK112: Giá trị ngoại tệ x tỷ giá tại thời điểm thanh toán phần còn lại
+ Khi thanh toán tiền hàng nếu có chênh lệch tỷ giá: Nếu lãi về tỷ giá hạch toán
Nợ TK 331
Có TK 515 Nếu lỗ về tỷ giá hạch toán
Nợ TK 635
Có TK 331
Chúc các bạn thành công.
CHI PHÍ ĐĂNG QUẢNG BÁO TRÊN FACEBOOK, GOOGLE, YOUTUBE...CÓ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN?
Trong khi ngày càng nhiều DN Việt Nam chi tiền để quảng cáo trên Facebook, Google, YouTube,… vì tính phong phú, đa dạng và hiệu quả của nó, thì những vướng mắc về thuế và gây hậu quả về tài chính phát sinh lại không được DN quan tâm tìm hiểu thấu đáo.
Theo các chuyên gia kinh tế, trường hợp DN tại Việt Nam thuê DN để thực hiện quảng cáo trên Facebook, Google, sẽ không có vấn đề gì vì toàn bộ khoản tiền chi cho quảng cáo, nếu có hợp đồng và hoá đơn, chứng từ hợp pháp đều được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và xác định chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN theo quy định. Rắc rối chỉ phát sinh, khi DN trực tiếp giao dịch quảng cáo với các tổ chức nước ngoài như Facebook, Google… do đây là đối tượng phải khai, nộp thuế nhà thầu, nhưng lại không đặt cơ sở thường trú tại Việt Nam, buộc các DN Việt phải có trách nhiệm phải khai và nộp thuế nhà thầu, thay cho họ. Lúc này rủi ro lớn sẽ tiềm ẩn vì các DN VN phải bỏ tiền túi ra để nộp thay thuế cho Facebook, Google, nhưng việc họ có chấp nhận trả lại cho DN hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào sự hợp tác.
Theo pháp luật thuế hiện hành, trường hợp Google, Facebook là DN nước ngoài (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) ký hợp đồng với công ty XYZ của Việt Nam (gọi chung là bên Việt Nam) để cung cấp dịch vụ quảng cáo trên ứng dụng Google, Facebook và phát sinh thu nhập tại Việt Nam, thì Google, Facebook thuộc đối tượng nộp thuế nhà thầu (thuế GTGT, thuế TNDN) tại Việt Nam (qui định tại khoản 1, Điều 1, Chương I, Thông tư số 103/2014/TT-BTC)
Do Facebook, Google không đặt cơ quan đại diện tại VN, nên: ” Bên Việt Nam ký hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết với bên nước ngoài có trách nhiệm khai, nộp thay thuế nhà thầu cho bên nước ngoài. Bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho bên nước ngoài và khấu trừ thuế nhà thầu trước khi thanh toán cho bên nước ngoài” (Căn cứ Điều 11, Mục 3, Chương II, Thông tư số 103/2014/TT-BTC)
Số thuế nhà thầu phải nộp = (doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ tính thuế GTGT 5%) + (doanh thu tính thuế TNDN x tỷ lệ tính thuế TNDN 5%). (Theo khoản 2, Điều 12 và khoản 2, Điều 13, Thông tư 103/2014/TT-BTC)
Như vậy, về nguyên tắc khi phát sinh thu nhập tại Việt Nam, Facebook, Google phải hoàn lại cho DN Việt khoản được khấu trừ thuế nhà thầu đã nộp thay cho họ, tuy nhiên trên thực tế việc hoàn trả sẽ rất khó khăn. Vậy, DN Việt phải làm gì để giảm “thiệt thòi” cho mình? Căn cứ qui định tại Khoản 1, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài thì DN có thể sử dụng “chứng từ nộp thuế GTGT thay cho Facebook, Google” để khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Về chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN, căn cứ các quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, trường hợp DN có phát sinh chi phí đăng quảng cáo trên Facebook, Google nếu khoản chi này đáp ứng đủ các điều kiện: thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp mang tên, địa chỉ, mã số thuế và có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định đối với giá trị thanh toán trên 20 triệu đồng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Tuy nhiên vướng mắc lớn là, các mạng xã hội như Facebook, Google,… không cung cấp hợp đồng quảng cáo có con dấu, chữ ký của DN và họ cũng không thể cung cấp hoá đơn GTGT - theo qui định pháp luật Việt Nam. Do đó, DN nhiều khả năng các khoản chi quảng cáo trực tuyến sẽ không đủ điều kiện để được tính vào chi phí hợp lệ.
Để góp phần tháo gỡ các khó khăn này, Cục Thuế TP Hà Nội đã có văn bản số 222454/CT-TTHT ngày 23/4/2018 giải thích rõ: “ trường hợp công ty mua dịch vụ quảng cáo trên Facebook, Google của nhà mạng nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, nếu các thông tin, dữ liệu điện tử có liên quan đến giao dịch nêu trên (tài khoản trên mạng, điều khoản cung cấp dịch vụ, chính sách và giá phí của Công ty Facebook, Google để xác định dung lượng giao dịch, chứng từ thanh toán...) là chính xác, có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin; các thông tin, dữ liệu điện tử này được lưu trữ, có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh và khi cần thiết, cơ quan thuế có thể kiểm tra, thì được xác định chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN.” Tiếp theo đó,Tổng cục Thuế đã có Công văn số 3149/TCT-CS ngày 15/8/2018 hướng dẫn thêm: “Trường hợp bên bán không cung cấp hoá đơn thì phải có tờ khai và chứng từ nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo quy định.”. Như vậy, DN có thể sử dụng chứng từ nộp thay thuế nhà thầu cho Facebook, Google (gồm thuế GTGT và TNDN) để hạch toán khấu trừ thuế GTGT đầu vào và chi phí hợp lệ, khi tính thuế TNDN.
Nguồn: tapchithue
MẶT HÀNG "CÂY CẢNH, CÂY GIỐNG": TỔNG HỢP KINH NGHIỆM VỀ THUẾ GTGT.
Có nhiều Kế toán Thuế thắc mắc rằng:
"Ketoan247.net ơi em thấy thuế suất thuế GTGT đối việc kinh doanh cây cảnh, cây lấy gỗ, cây con giống, hạt giống nó cứ loạn lên cả. Ketoan247.net có thể tóm tắt cụ thể giúp em được không?"
Và Ketoan247.net nghĩ rằng đây cũng là 1 câu hỏi cực hay, 1 kinh nghiệm cực kỳ quý giá. Chính vì thế, chúng tôi muốn gửi đến các bạn, biết đâu sau này bạn sẽ cần dùng đến nó.
Phía dưới đây là 06 Trường Hợp mà Ketoan247.net đúc kết được căn cứ theo Điều 4 TT26/2015, điều 1, điều 5 và 10 TT219/2013
– Trường hợp 01: Công ty mua trong nước hoặc nhập khẩu hạt giống, cây giống, cành giống, củ giống về ươm, trồng thành cây để bán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
– Trường hợp 02: Công ty mua cây kiểng, cây cảnh về (không phân biệt có sử dụng hay không sử dụng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, uốn thế) sau đó đem bán cho
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT;
2. Trường hợp nếu bán cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.
– Trường hợp 03: Chi nhánh/ Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp thì hoạt động bán giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
– Trường hợp 04: Chi nhánh/ doanh nghiệp là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có mua của người nông dân trực tiếp bán ra các sản phẩm như cây cảnh, cây giống, cây bóng mát, chậu cây cảnh kèm theo (hoặc mang về ươm trồng một thời gian sau xuất bán) thì:
1. Khi xuất bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
2. Xuất bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất (5%).
– Trường hợp 05: Công ty thực hiện các dịch vụ chăm sóc cây xanh, sử dụng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, uốn thế… thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%.
– Trường hợp 06: Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoạt động trong lĩnh vực mua bán cây cảnh, chăm sóc cây xanh, trồng cây xanh trang trí cảnh quan đô thị nếu :
1. Công ty bán cây xanh, cây cảnh do Công ty tự trồng thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
2. Trường hợp Công ty mua cây xanh, cây cảnh về bán lại cho các Doanh nghiệp, Hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
3. Trường hợp Công ty bán mặt hàng nêu trên cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.
4. Trường hợp Công ty ký hợp đồng trồng cây xanh cho các dự án của các Công ty, nếu trong hợp đồng tách riêng từng loại thì phần cây xanh do Công ty mua về cung cấp thuộc đối tượng không kê khai tính nộp thuế GTGT. Các sản phẩm Công tycung cấp: đất trồng cây, cát san lấp, đất phân, tro, trấu, xơ dừa trộn lẫn lộn áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.
5.Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ trồng cây, chăm sóc cây cảnh thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
Chúc các bạn thành công.🍎🍎🍎

CHIA SẺ CÔNG VĂN HƯỚNG DẪN
V/v: Hạch toán & chính sách thuế cho trường hợp thành viên góp vốn mới góp số tiền cao hơn giá trị trong tỷ lệ cổ phần.
KẾ TOÁN XÂY DỰNG LÀM GÌ TRONG MỘT CÔNG TRÌNH CỤ THỂ?
Ketoan247.net rất vui khi được chia sẻ với các bạn về nhiệm vụ kế toán xây dựng trong 1 công trình cụ thể thì làm những gì?
Đây tuy ngắn ngủi nhưng nó là 1 lượng kiến thức mà chúng tôi đã dành nhiều năm mới có thể hệ thống thành từng bước để chia sẻ với các bạn. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:
I/ Giai Đoạn 1: Tập hợp đầy đủ hồ sơ công trình bao gồm:
1. Hợp đồng xây dựng công trình
2. Dự toán thẩm định
3. Quyết định gói thầu thi công
4. Hồ sơ thiết kế
5. Hồ sơ khảo sát địa chất.
II/ Giai Đoạn 2: Theo dõi công trình tuần tự:
1. Bám hợp đồng để theo dõi tiến độ thi công và phân bổ vật liệu, nhân công theo từng giai đoạn.
2. Bám dự toán (theo hạn mức vật tư) để tập hợp chi phí vật liệu cho công trình theo từng giai đoạn thực hiện công việc.
3. Bóc tách khối lượng dựa theo dự toán thẩm định đã duyệt, trong khi bóc tách dự toán các bạn để ý đến phần chênh lệch vật tư, bạn phải cộng chênh lệch vật tư lại với nhau.
4. Khi bóc tách nguyên vật liệu bạn phải căn cứ vào định mức được bóc tách trong dự toán để mà yêu cầu lấy hóa đơn sao cho đúng nhất các nguyên vật liệu phụ nếu không thể lấy được hóa đơn ngoài thì bạn có thể lên cơ quan thuế để mua hóa đơn thông thường.
5. Bám dự toán để tính và theo dõi chi phí nhân công theo từng giai đoạn công việc.
6. Sau khi bóc được nhân công bạn phải làm hợp đồng giao khoán cho một số đội trưởng hoặc làm các thủ tục liên quan như đăng ký mã số thuế cho lao động, xin xác nhận nhân công tại địa phương xây dựng công trình. Khi kết thúc công trình thì phải làm thanh lý với các ông đội trưởng.
7. Bám dự toán để tập hợp chi phí máy thi công theo từng giai đoạn. Nếu bên bạn có máy móc đưa vào sử dụng thì tiến hành phân bổ, nếu không có thì lấy hóa đơn đầu vào tương ứng với số trong dự toán và riêng 2 khoản NCTT và MTC sẽ có hệ số điều chỉnh, bạn phải để ý khi xem dự toán thì phải nhân chi phí này với hệ số điều chỉnh.
8. Nếu công trình có khối lượng phát sinh thì kế toán cũng phải bám khối lượng phát sinh để hạch toán (nhân công + vật tư như dự toán).
9. Nếu hình thức hợp đồng ghi: (theo đơn giá) thì hàng tháng, quý kế toán phải thường xuyên cập nhật đơn giá để lấy hóa đơn cho phù hợp, phần nhân công cũng vậy vì trong quá trình thi công giá NVL lúc lên, lúc xuống, tiền nhân công được điều chỉnh theo chế độ Nhà Nước mà các bạn lấy chi phí theo dự toán ban đầu sẽ khó khăn không bổ sung kịp khi được bù giá.
10. Sáu bước phía trên giúp cho bạn có thể nhìn được bức tranh tổng quan của kế toán từ đó có thể làm tốt nhiệm vụ của chúng ta hơn.
III/ Giai đoạn 3: Khi công trình xây dựng hoàn thành:
1. Kế toán phải bám vào hồ sơ quyết toán công trình để giải trình số liệu.
2. Nếu tổng giá trị công trình cao hơn giá trị quyết toán thì bạn phải nêu lên được nguyên nhân lý do tại sao có phần chênh lệch.
3. Hoặc ngược lại giá trị quyết toán công trình cao hơn dự toán thì bạn cũng phải làm hồ sơ giải trình.
IV/ Giai đoạn 4: Xử lý hồ sơ theo tình hình thực tế thi công và thường xuyên xảy ra
Chúc các bạn thành công.
HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO LẤY SAU KHI NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH:
Có rất nhiều bạn thắc mắc về Cách hạch toán hóa đơn đầu vào lấy sau khi nghiệm thu công trình.
Nên hôm nay Ketoan247.net muốn chia sẻ với các bạn chi tiết hơn về vấn đề này.
Nhiều DN có công trình đã hoàn thành bàn giao cho bên A nhưng vì lý do khách quan nên hóa đơn về trễ, cụ thể là không có tiền thanh toán công nợ khi mua hàng suy ra khách hàng không chịu xuất hóa đơn cho mình nên hóa đơn về chậm "hóa đơn đầu vào lấy sau khi nghiệm thu công trình" thì các bạn cần chuẩn bị đó là :
1. Hợp đồng kinh tế
2. Thanh lý hợp đồng
3. Biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán
4. Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc thông thường về muộn
5. Biên bản đối chiếu công nợ nếu cần thiết
Về nguyên tắc, khi nhà cung cấp chưa cung cấp hóa đơn, bạn có thể căn cứ vào Hợp đồng, Biên bản giao nhận Vật tư, phiếu nhập kho.. để hạch toán chi phí.
*Cách hạch toán như sau: Khi nhập kho chưa có hóa đơn
- Nợ TK 152 - NVL
- Có TK 331 - Phải trả nhà cung cấp
*Khi xuất NVL ra dùng thì bạn hạch toán như bình thường đó là:
- Nợ TK 1541 - NVL chính " Chi tiết theo công trình " TT 133
- Nợ TK 622 - NVL chính " Chi tiết theo công trình " TT 200
- Có TK 152 - NVL
Liệu bạn có thắc mắc rằng: Vậy số tiền hay đơn giá khi mình hạch toán nhập kho chưa có hóa đơn như thế nào không?
Vâng sau nhiều năm làm cho khách hàng, ketoan247.net đúc kết ra được 3 Trường Hợp như sau:
+ Trường Hợp 1. Nếu giá hạch toán chi phí NVL bao gồm thuế GTGT, thì khi nhà cung cấp phát hành hóa đơn, căn cứ hóa đơn và hồ sơ giao nhận, ghi:
- Nợ TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
+ Trường Hợp 2. Nếu công trình đã kết thúc, chi phí công trình không còn, bạn hạch toán thu nhập:
- Nợ TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Có TK 711 - Thu nhập khác
+ Trường Hợp 3. Nếu bạn hạch toán chi phí không bao gồm thuế GTGT đầu vào, khi nhận hoá đơn, ghi:
- Nợ TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Thật là tuyệt vời đúng không bạn. Một trường hợp ít khi gặp nhưng bây giờ thì bạn đã được trải nghiệm, dù nó không thực tế với bạn.
Chúc các bạn thành công.
Hôm nay Ketoan247.net xin chia sẻ 1 chút kinh nghiệm trong việc làm kế toán giá thành công trình. Và ở đây là 3 bước cần làm:
+ Bước 1: Khi làm giá thành công trình, Người làm kế toán nên yêu cầu kỹ thuật đưa cho bạn 3 thứ sau đây:
- Thứ 1: Đó là bản dự toán công trình.
- Thứ 2: Bạn cần đó là Hợp đồng giao khoán (hay các giấy tờ khác tương đương, miễn trên đó có nội dung là giao cho tổ, đội hoặc người lao động làm hạng mục, công việc gì, vật tư cần sử dụng, công lao động là bao nhiêu), đây chính là cái mấu chốt để bạn cho lương và vật tư vào làm chi phí.
- Thứ 3: Cuối cùng là Biên bản nghiệm thu - Quyết toán giá thành: Là khối lượng (trên giấy tờ) thi công hoàn thành và là căn cứ xuất hóa đơn, tính giá thành, thường chính là tổng hợp của những lần giao việc, có nghĩa là nó sẽ thể hiện tổng số chi phí vật liệu, nhân công, chi phí chung mà doanh nghiệp bỏ ra làm công trình.
+ Bước 2: Sau đó dựa vào quyết toán và phiếu giao việc để làm phiếu xuất kho, bảng lương khoán theo những phiếu giao việc đó, làm sao đến cuối nó khớp với quyết toán là ok, lúc đó thì cái lương của bạn nó chỉ trực tiếp cho sản phẩm và phù hợp quyết toán.
+ Bước 3: Xử lý hồ sơ là bước cuối để bạn hoàn thiện hồ sơ.
•Trường hợp mà số liệu thuế của bạn nó khác với bản quyết toán và phiếu giao việc của kỹ thuật (ví dụ hóa đơn đầu vào của bạn là Xi Măng Bỉm Sơn nhưng kỹ thuật lại làm là Xi Măng Hà Tiên) thì bạn yêu cầu kỹ thuật sửa lại theo đúng số của thuế.
Vâng đó là 3 bước mà từ trước tới giờ Ketoan247.net luôn luôn áp dụng khi làm giá thành cho các Doah nghiệp Xây dựng. Chúng tôi hy vọng 3 bước trên sẽ giúp bạn nhìn được bức tranh tổng quan và từ đó Chính bạn sẽ làm chủ được cuộc chơi mang tên " GIÁ THÀNH ".
Thanhks,
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ BIẾU TẶNG CÓ PHẢI XUẤT HÓA ĐƠN KHÔNG?
Theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng… (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Đồng thời, khoản 9 Điều 3 Thông tư này cũng nêu rõ hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng… thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Như vậy, khi xuất hàng để biếu, tặng (khách hàng, người lao động…) đều phải xuất hóa đơn như bán hàng bình thường cả khi mua tặng luôn hoặc nhập về kho rồi biếu, tặng.
Nếu CP trên được tính là chi phí được trừ khi:
+ Đây là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
+ Là khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt./.
Chúc các bạn thành công.
QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ VIỆC LÀM CAM KẾT 02/TNCN:
Theo Công văn 4389/TCT-TNCN ngày 08/11/2018).
Cá nhân có thu nhập thời vụ dưới 3 tháng tại nhiều nơi vẫn được làm Cam kết 02/TNCN nếu ước tính tổng thu nhập các nơi trong năm dưới 108tr.
Chúc các bạn may mắn.
CÓ 2 MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN THÌ MÌNH QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN THEO SỐ NÀO?
Đây là câu hỏi tưởng đơn giản, nhưng nhiều người đã bị phạt vì chưa hiểu đúng quy định. Để tránh trường hợp này, các bạn cần đọc kỹ nhé:
Tại khoản 1, Điều 5 Thông tư số 95/2016/TT-BTC có quy định cá nhân chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất, không thay đổi trong suốt cuộc đời của cá nhân đó và dùng để khai thuế, nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà cá nhân phải nộp.
Do đó trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế, Cơ quan thuế sẽ thực hiện thu hồi MST đã cấp không đúng nguyên tắc và cá nhân chỉ được sử dụng mã số thuế được cấp đầu tiên để thực hiện Quyết toán thuế TNCN.
Trong trường hợp MST cấp sau đã được cá nhân sử dụng thì trước tiên, cá nhân cần liên hệ với Tổ chức chi trả thu nhập để thực hiện điều chỉnh toàn bộ nghĩa vụ thuế TNCN và các nghĩa vụ khác liên quan đã khai bằng MST cấp không đúng nguyên tắc sang MST đầu tiên của NNT, đồng thời thu hồi và cấp lại chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân (theo MST đầu tiên) theo quy định.
Sau khi việc điều chỉnh thực hiện xong, cá nhân gửi văn bản đề nghị đóng mã số thuế đã cấp không đúng nguyên tắc tới cơ quan thuế quản lý để cơ quan thuế thực hiện thu hồi MST đã cấp không đúng nguyên tắc (MST cấp sau).
Cá nhân sử dụng MST đầu tiên để kê khai, quyết toán thuế theo quy định.
Chúc các bạn thành công.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI QUYẾT TOÁN THUẾ:
Hôm nay tôi muốn chia sẻ một số điều bạn cần biết trước khi chúng ta quyết toán thuế.
+ Đầu tiên: Bạn cần lưu ý là chúng ta được nộp điều chỉnh bổ sung trước thời điểm thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo. Và nếu có sai sót bạn nên làm theo trình tự 2 bước sau:
*Bước 01: xem xét việc sai sót có trọng yếu hay không?
• Nếu sai sót không trọng yếu thì bỏ qua điều chỉnh cho năm hiện tại;
• Còn nếu sai sót có trọng yếu làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong năm tài chính thì làm lại BCTC và Sổ sách kế toán.
*Bước 02: Sai sót trọng yếu nên làm lại sổ sách kế toán và báo cáo tài chính
• Làm lại sổ sách đúng;
• Làm lại KHBS quyết toán thuế TNDN bổ sung các năm phát hiện sai sót;
• Nộp lại báo cáo tài chính điều chỉnh;
• Nếu việc làm lại phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước thì: Nộp bổ sung tiền thuế + tiền phạt nộp chậm (số tiền x 0.03%, 0.05%/ngày)
• Làm sẵn văn bản giải trình khi được cơ quan thuế kiểm tra;
• Doanh nghiệp được nộp thay thế bổ sung mọi tờ khai trước khi có quyết định thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp.
+ Thứ 2: Đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm thì cơ quan thuế chỉ được thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không quá 1 lần trong một năm và không được quá 1 lần kiểm tra cùng một nội dung.
+ Thứ 3: Căn cứ theo Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 thì cho dù quá 05 năm doanh nghiệp vẫn bị kiểm tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp cho những năm chưa quyết toán thuế.
Ví dụ: Công ty bạn hoạt động từ năm 2009 nhưng đến nay 2019 vẫn chưa quyết toán thuế thì giai đoạn hoạt động từ 2012 trở về trước có kiểm tra quyết toán hay không? Nhiều bạn cứ nghĩ rằng đã quá 05 năm thì không bị quyết toán lại nữa!
+ Thứ 4: Bạn cần nắm rõ vấn đề phạt về hành vi khai sai số liệu kế toán dẫn đến thiếu số thiếu phải nộp, vấn đề này được quy định tại Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC. Nhưng tôi sẽ tóm tắt lại như sau:
1.Thời gian phạt về hành vi kê khai thuế là 2 năm. Nếu quá thời hạn 2 năm thì doanh nghiệp không bị xử phạt về hành vi vi phạm thủ tục về thuế nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
2.Thời gian phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế là 5 năm. Nếu quá thời gian là 5 năm, doanh nghiệp sẽ không bị xử phạt về hành vi khai sai, trốn thuế, gian lận thuế. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải nộp tiền thuế chậm nộp, tiền thuế trốn và tiền phạt chậm nộp vào ngân sách.
3.Thời gian truy thu số thuế nộp thiếu, tiền chậm nộp thuế là 10 năm. Doanh nghiệp chỉ phải nộp tiền thuế, tiền phạt chậm nộp đối với tiền thuế chậm nộp, tiền thuế trốn từ trong thời gian 10 năm.
Trên đây là 4 lưu ý mà các bạn cần nắm rõ trước khi quyết toán thuế, và tôi nghĩ rằng đó cũng chỉ là 1 phần trong rất nhiều vấn đề mà kế toán cần biết.
MỘT SỐ LƯU Ý CHO KẾ TOÁN CÔNG TY XÂY DỰNG:
Hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ lại với anh/chị về kinh nghiệm kế toán trong Công ty Xây dựng theo một cách gần gũi và dễ hiểu nhất:
Thứ 1: Muốn làm kế toán xây dựng thì đặc thù của nó là bạn phải dựa vào dự toán ví dụ như,giá thành của nó bao gồm 621, 622, 623, 627 thì khoản chi phí nvl bạn phải căn cứ vào định mức được bóc tách trong dự toán để mà mấy hóa đơn sao cho đúng nhất.
- Nếu bóc tách dự toán đc duyệt thì có phần Chênh lệch vật tư, bạn cộng bảng chênh lệch vật tư giữa các hạng mục với nhau.
- Nếu bóc từ dự toán ra chú ý trong phần dự toán chi tiết có mã dự toán là TT ấy, cái ấy là thực tế, ko có trong phần Chênh lệch vật tư đâu
Thứ 2: Bạn nên đọc kỹ các Hợp đồng xem điều khoản thanh toán nếu có khoản tạm ứng % sau khi ký, thì khoản này không phải viết HĐ.
- Nếu thanh toán theo tiến độ thì khi đến phần việc nào đó ghi trong HĐ thì bạn được thanh toán 1 khoản tương ứng lúc đó bạn phải viết HĐ (có biên bản xác nhận A - B).
- Nếu thanh toán theo khối lượng hoàn thành thì khi có biên bản NT khối lượng HT (A - B) ký thì bạn phải viết HĐ (kể cả chưa thu tiền ).
- Chi phí trực tiếp bạn phải cập nhật thực tế thường xuyên cho từng công trình, hạng mục Công trình .. khi vết HĐ bán ra ví dụ: khi xây xong phần thô được thanh toán 1tỷ (theo tiến độ) thì bạn xem chi tiết phần thô hết bao nhiêu sắt, XM, gạch, cát .... bao nhiêu công, bao nhiêu ca máy ... bạn tạm lấy khối lượng vật tư, công, ca máy đã tập hợp được với giá thực tế để đưa vào giá vốn cho hợp lý.
Thứ 3: Về bóc nhân công và chi phí máy thi công thì bạn cũng bóc trong hồ sơ thầu và dự toán:
- Về nhân công thì hợp đồng lao động thời vụ, nếu họ chưa có mã số thuế cá nhân thì phải đăng ký, bảng chấm công, bảng lương. Sau khi bóc được nhân công, làm hợp đồng giao khoán cho 1 vài ông đội trưởng, bảo ông ấy lấy hết CMT của công nhân, pho to rồi kèm vào Hợp đồng giao khoán để hàng tháng chấm công.
- Ví dụ: Tổng nhân công =900tr, thời gian thi công trong hợp đồng kinh tế ký với chủ đầu tư là 3 tháng, bạn chấm công với số tiền trong khoảng 900tr/3tháng.
- Lưu ý khi chấm công: Những ngày nghỉ lễ tết nên chấm công 1 vài người trông nom công trình thôi. Còn những ngày T7, CN vẫn chấm công bình thường. Trong hợp đồng giao khoán nên nói rõ, 1 tháng bao nhiêu tiền lương, đảm bảo 26 ngày công/tháng chẳng hạn.
- Về Chi phí máy thi công, nếu bên bạn có máy móc đưa vào sử dụng thì tiến hành phân bổ, nếu không có thì lấy hóa đơn đầu vào tương ứng với số trong dự toán và riêng 2 khoản NCTT và MTC sẽ có hệ số điều chỉnh, bạn phải để ý khi xem dự toán thì phải nhân chi phí này với hệ số điều chỉnh nhé các khoản 627 gồm lương BPGT, tiền ăn ca của ca CNTT lẫn CNGT, văn phòng phẩm, phô tô, in ấn, đánh máy.
Thứ 4: Đối với vật tư chính, thông thường mua của những nhà cung cấp quen rồi nên làm Hợp đồng kinh tế, viết hoá đơn (Giá vật tư trong hoá đơn nên cao hơn trong dự toán - Khối lượng vật tư của nhiều hoá đơn cộng lại >= KL dự toán đã bóc).
- Với nguyên vật liệu thì: hợp đồng cung cấp vật tư, thanh lý hợp đồng, hóa đơn, phiếu nhập kho tại công trường, nếu có được phiếu xuất kho, phiếu thu tiền mặt của bên bán hàng thì càng tốt. Nếu thanh toán qua ngân hàng thì đã có chứng từ của ngân hàng. Khi xuất hàng thì phiếu xuất kho, để kiểm soát chặt chẽ thì nên làm thêm bảng kê nhập vật tư, bảng kê xuất vật tư, bảng tổng hợp nhập xuất tồn.
- Chú ý: Nếu loại HĐ theo đơn giá thì bạn phải cập nhật đơn giá ở địa phương thường xuyên để so sánh với đơn giá DT, Những hợp đồng này khi thanh toán theo tiến độ hay khối lượng HT thường chủ đầu tư lấy đơn giá dự toán để thanh toán (phần bù giá khi kết thúc c.trình mới tính) nếu giá thực tế cao hơn DT thì tính chi phí theo cách này thường lỗ nhưng không sao vì khi được bù giá sẽ bù lại nhưng lúc đó kế toán không phải lo chứng từ cho phần bù này vì đã cập nhật giá thực tế rồi và đơn vị không phải nộp TNDN trước.
Thứ 5: Khi kết thúc công trình đều phải có biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp hoặc đội trưởng. Căn cứ để thanh toán chi phí cho công trình đó, có thể là hồ sơ dự thầu (đã trúng), dự toán công trình, hoặc có thể cả quyết toán công trình nữa (nếu khi thi công xong xuôi mới hoàn chi phí về).
- Trong các quyển đấy sẽ có một cái bảng chi phí Nguyên Vật Liệu tập hợp tất cả các đầu mục Nguyên vật liệu cấu thành nên công trình (bạn căn cứ vào bảng này để duyệt chi phí NVL) tương tự cũng có bảng chi phí Nhân công, ca máy....(trong đó có ghi rõ là NVL nào, đơn giá bao nhiêu để bạn dựa vào đó mà xuất tiền cho đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình đi mua và hoàn hóa đơn về, về sau ai hỏi thì cứ giở quyết toán ra rồi đối chiếu với hóa đơn để chỉ cho người ta)
Đó là những gì chúng tôi muốn chia sẻ với các anh/chị dựa trên những kinh nghiệm thực tế. Hy vọng nó sẽ hữu cho công việc của các anh/chị.
Click here to claim your Sponsored Listing.
Category
Contact the business
Telephone
Website
Address
92 Nguyễn Tư Nghiêm, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2
Ho Chi Minh City
700000
110/26 Ông Ích Khiêm, Phường 5, Quận 11
Ho Chi Minh City, 70000
Dịch vụ của Trí Luật: - Dịch vụ Đại lý thuế: Báo cáo thuế, quyết toán, s?
Bình Chánh
Ho Chi Minh City, 700000
TRị mụn tận gốc và dứt điểm cùng Bác Sỹ Thảo
Phú Nhuận
Ho Chi Minh City
Nhóm mang đến tư duy kế toán không phụ thuộc vào bất cứ công ty nào.
88 Đường Bàu Cát 3, Phường 14, Quận Tân Bình
Ho Chi Minh City, 700000
Cung cấp các dịch vụ chuyên ngành như dịch vụ kế toán, tư vấn thuế, .tại Việt Nam, Đài Loan,....
Ho Chi Minh City
Kế Toán ASG là công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán doanh nghiệp, báo cáo thu?
C40 Khu Parkriverside, 101 Bưng Ông Thoàn, Phường Phú Hữu, TP Thủ Đức
Ho Chi Minh City
Xa Lộ Hà Nội, Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City
Link Zalo nhóm https://zalo.me/g/vikuuk202 Chia sẻ giải đáp, hỗ trợ mọi thắc mắc
Ho Chi Minh City
Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp Legal service for company
Ho Chi Minh City
Với kim chỉ nam “Khi khách hàng cần Lê Việt có mặt” chúng tôi luôn cam kết m?