Dịch Vụ Kiểm Toán Vinasc
Nearby businesses
Tp. Hcm
Huỳnh Tấn Phát, Hanoi
Nguyễn Thị Thập
Nguyễn Thị Thập Quận
Q7
700000
Quận
Đường Tâm Mỹ/Quận
Lạc Trung, Hanoi
Lâm Văn Bên Quận
Quận
Vinasc có mạng lưới hoạt động tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long an, Đồng T
Vinasc có mạng lưới hoạt động tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long an, Đồng Tháp và Phú Quốc. Với hơn 50 chuyên viên cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán, thuế, và tư vấn pháp lý.

Dịch Vụ Kiểm Toán Vinasc updated their information in their About section.
Dịch Vụ Kiểm Toán Vinasc updated their information in their About section.


Dịch Vụ Kiểm Toán Vinasc updated their website address.
Những "thiên đường đã mất" sau thỏa thuận chấn động của G7
Một hiệp ước thuế doanh nghiệp toàn cầu sẽ hủy hoại một mô hình kinh doanh béo bở.
Như thường lệ trong các vấn đề đa phương, Hoa Kỳ là người nắm giữ chìa khóa. Khi Janet Yellen, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ, tuyên bố vào đầu năm rằng hiện đã đến lúc kết thúc "cuộc chạy đua giảm đáy" thuế doanh nghiệp, nhận xét của bà đã tái khởi động một thỏa thuận toàn cầu nhằm sửa đổi mức thuế mà các công ty đa quốc gia phải trả và trả ở đâu.
Các cuộc thảo luận tập trung vào hai thay đổi chính: phân bổ lại quyền đánh thuế đối với các quốc gia nơi hoạt động kinh tế diễn ra, thay vì nơi các công ty này lựa chọn để làm sổ sách sinh lời; và thiết lập mức thuế tối thiểu trên toàn cầu. Các bộ trưởng tài chính từ nhóm các nước giàu có G7 đã nạp lại năng lượng cho quá trình đàm phán bằng một cú hích lớn tại cuộc họp của họ vào ngày mùng 4 và mùng 5 tháng 6 vừa qua với việc ủng hộ mức thuế tối thiểu "ít nhất là 15%" và phân bổ lại các quyền đánh thuế nhằm đảm bảo các quốc gia "thị trường — tức là những nước nơi các công ty đa quốc gia bán hàng — có được một phần lớn hơn của quyền đánh thuế.
Các quốc gia cũng thể hiện mong muốn xóa bỏ hàng rào xuyên Đại Tây Dương về việc đánh thuế các gã khổng lồ công nghệ (chủ yếu các công ty của Mỹ), cam kết "cung cấp sự phối hợp phù hợp" giữa việc áp dụng các quy tắc thuế quốc tế mới và việc loại bỏ các loại thuế đánh vào các dịch vụ kỹ thuật số mang tính chất trừng phạt, điều mà các nước châu Âu và những nước khác đã sử dụng để đánh vào doanh số của các công ty công nghệ lớn.
Điều này mang lại cho G20 mở rộng, diễn đàn chính cho các cuộc đàm phán quốc tế về thuế, bao gồm cả Trung Quốc và Nga, nhiều vấn đề để thảo luận. Họ hy vọng sẽ thống nhất các điều khoản ngay sau tháng 7, thúc đẩy khoảng 120 quốc gia và vùng lãnh thổ khác tham gia vào các cuộc đàm phán. Bộ trưởng tài chính của Đức đã dự đoán một "cuộc cách mạng" về các quy tắc thuế toàn cầu "chỉ trong vài tuần".
Tất cả các cuộc cách mạng đều có kẻ thắng người thua. Trong trường hợp này, những người chiến thắng rõ ràng nhất sẽ là các nền kinh tế lớn, nơi các công ty đa quốc gia bán được nhiều hàng nhưng ghi nhận lợi nhuận chịu thuế tương đối thấp nhờ tận dụng các khu vực pháp lý có thuế suất thấp. Sự không phù hợp này đã phát triển cùng với sự trỗi dậy của những gã khổng lồ công nghệ như Apple và Google với những tài sản phần lớn là vô hình. Các nước nghèo nơi các công ty đa quốc gia có nhà máy và các hoạt động khác cũng được hưởng lợi, mặc dù không nhiều như họ nghĩ. Những kẻ thua cuộc rõ ràng nhất sẽ là những thiên đường thuế, những nơi đã được hình thành từ hơn nửa thế kỷ trước và ngày càng chiếm lợi thế trong quá trình toàn cầu hóa khiến đồng vốn trở nên bế tắc .
Một nghiên cứu vào năm 2018 đã kết luận rằng khoảng 40% lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty đa quốc gia được điều chuyển một cách hữu ý sang các quốc gia có mức thuế suất thấp. Một quan chức tham gia vào các cuộc đàm phán hiện tại cho rằng thỏa thuận đang thành hình có thể "giết chết tất cả các thiên đường thuế". Tuy nhiên, các thiên đường thuế có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, từ những thiên đường không đánh thuế ở các nước khu vực Caribe đến những trung tâm thu thuế thấp ở các nước châu Âu và châu Á. Một số nơi có nhiều thứ để lo ngại hơn.
Mọi thứ có vẻ ảm đạm đối với những vùng lãnh thổ có chính sách không đánh thuế, chẳng hạn như Bermuda, Quần đảo Virgin thuộc Anh (BVI) và Quần đảo Cayman. Mặc dù các nơi này không kiếm được gì từ các khoản thu thuế doanh nghiệp, nhưng ở các mức độ khác nhau, họ dựa vào các khoản phí thu được từ các chi nhánh của các công ty lớn và một đội ngũ kế toán, luật sư và các nhà cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp khác mọc lên tại địa phương để phục vụ các công ty đa quốc gia này. Doanh thu của các doanh nghiệp này chỉ là một con số nhỏ so với các khoản thuế mà các công ty tiết kiệm được, nhưng lại có giá trị rất lớn đối với các nền kinh tế nhỏ như vậy. Các dịch vụ tài chính và doanh nghiệp chiếm hơn 60% nguồn thu của BVI trong năm 2018.
Loại thỏa thuận mà chính quyền Biden đang thúc đẩy (và G7 đã ủng hộ) —gồm việc sẽ áp dụng tỷ lệ áp thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở từng quốc gia, thay vì trên tổng thể — sẽ làm sói món các mô hình kinh doanh của những thiên đường thuế này. Họ đang rất cáu tiết, nhưng họ không thể làm gì được hơn. Một nhà ngoại giao nói rằng các quốc gia này đang trong quá trình bị "vô hiệu hóa", và "không liên quan" đến các cuộc đàm phán đang diễn ra. "Không ai muốn nghe ý kiến từ các quốc gia này." Một số quốc gia ít nhất có các nguồn doanh thu khác: ví dụ như Cayman là cơ sở cho các quỹ đầu cơ, trong khi Bermuda là nơi cho các công ty bảo hiểm.
Các nền kinh tế có kết nối tốt hơn, nơi vốn có truyền thống thân thiện với các nhà hoạch định chính sách thuế doanh nghiệp ít có khả năng bị loại khỏi cuộc chơi. Một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, chẳng hạn như Ireland và Síp, đã thu hút đầu tư với mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp (cả hai quốc gia này này đều áp mức thuế 12,5%), hoặc, như Luxembourg và Hà Lan đã làm, với các quy tắc khiến họ trở thành những điểm đến hấp dẫn về cơ cấu thuế, giúp các công ty có thể tránh thuế ở các quốc gia khác. Hồng Kông và Singapore cũng được hưởng lợi khi trở thành nơi trung chuyển thuế doanh nghiệp.
Một số lỗ hổng nghiêm trọng hơn thúc đẩy các dòng vốn này đã bị đóng lại trong những năm gần đây, sau một thỏa thuận được môi giới bởi OECD vào năm 2015. Trong số đó là "Double Irish", mang lại lợi nhuận cho các chi nhánh đăng ký tại Ireland nhưng đóng thuế ở Bermuda hoặc Quần đảo Cayman và điều này có thể đã tiết kiệm cho riêng Google hàng chục tỷ đô la trong hơn một thập kỷ.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thứ để mất. Đặc biệt là Ireland, khi mà quốc gia này phải dựa vào mức thuế 12,5% để thu hút đầu tư nước ngoài, phần lớn liên quan đến con người thực, các văn phòng làm việc cũng như nhà máy sản xuất. Thuế doanh nghiệp hiện chiếm một con số kỷ lục lên tới 20% tổng số thu thuế của quốc gia này. Người Ireland đã vận động hành lang với Hoa Kỳ, đồng thời cũng là nguồn đầu tư của quốc gia này, để chống lại sự phân bổ lại quyền đánh thuế và mức thuế tối thiểu cao hơn 12,5%. Bộ trưởng tài chính của Ireland, Paschal Donohoe, đã lập luận rằng các quốc gia nhỏ hơn nên được phép sử dụng chính sách thuế để tạo ra lợi thế về quy mô, vị trí và nguồn lực mà các quốc gia lớn được hưởng.
Ireland có một số quốc gia đồng minh trong EU. Hungary, với mức thuế suất 9%, là một gã ồn ào khi xét trên khia cạnh cạnh tranh thuế. Síp và Malta cũng có nhiều điểm tương đồng, mặc dù các quốc gia này "vui vẻ ngồi ở chiếu dưới so với Ireland". Bên ngoài EU, Singapore và Thụy Sĩ đã cảnh báo rằng mức thuế suất 15% là quá cao. Châu Á sẽ hạnh phúc hơn với mức thuế suất là 10%.
Tuy nhiên, Luxembourg và Hà Lan đã trải qua các cuộc chuyển đổi nhanh chóng. Đại công quốc Luxembourg, đã bị chỉ trích sau vụ rò rỉ vào năm 2014 làm lộ các thỏa thuận thuế quan với hàng chục công ty đa quốc gia, đã thông qua các cải cách nhằm thu hẹp cơ hội đầu cơ dựa trên chênh lệch thuế và tăng tính minh bạch trong phán quyết thuế. Quốc gia gia này cho rằng nó có thể tồn tại với bất kỳ thỏa thuận nào giúp cân bằng lại sân chơi. Chính phủ Hà Lan, bị dư luận chỉ trích về sự dung túng với các mánh khóe về thuế, cũng đang cố gắng bịt các kẽ hở. Hans Vijlbrief, Bộ trưởng Tài chính của Hà Lan cho biết: "Chúng tôi không phải là những người cản trở thỏa thuận. "Mục tiêu của chúng tôi là không còn được nhắc đến với tư cách là các thiên đường thuế".
Điều đó khiến Ireland và các quốc gia khác ở Châu Âu rơi vào tình trạng bị ràng buộc. Về lý thuyết, họ có thể nắm quyền phủ quyết, vì các quyết định về thuế của khối đòi hỏi sự nhất trí. Nhưng điều đó có vẻ khó xảy ra khi mà sự thay đổi đang được các thành viên quan trọng của liên minh Châu Âu cùng như Hoa Kỳ ủng hộ — chưa kể đến khía cạnh chính trị của việc ngăn chặn một thỏa thuận được công chúng coi là cần thiết để buộc các doanh nghiệp lớn phải trả lại phần công bằng cho mình.
Hơn nữa, Mỹ và các nước khác có thể áp thuế tối thiểu đối với các công ty của họ ngay cả khi không có thỏa thuận toàn cầu. Thực sự, Mỹ đã có một phiên bản đánh thuế cho các thu nhập vô hình của các công ty, mặc dù mức thuế chỉ là 10,5%. Một cuộc cách mạng đang xảy ra, và điều này ngăn chặn bất kỳ sự đổ vỡ bất ngờ nào trong các cuộc đàm phán. Và cùng với nó, một kỷ nguyên vàng cho các thiên đường thuế trên thế giới có thể sắp kết thúc.
Tham khảo The Economist
Nguồn "CafeF"

Welcome, Mr. Catalin Anton - The CEO with a wealth experience in the European and Hong Kong markets as a professional consultant and a financial investor. Mr. Catalin Anton joining Vinasc with the mission of developing services and providing excellent support for customers on transfer pricing information and IFRS international accounting standards. We will bring our brand to the world with the belief in service quality and our HR basis.
Chào mừng Catalin Anton, CEO có nhiều kinh nghiệm tại thị trường Âu Châu và HongKong với vai trò tư vấn và là nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp. Gia nhập Vinasc với sứ mệnh phát triển dịch vụ và hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng về thông tin giao dịch liên kết, chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS. Chúng tôi sẽ đưa thương hiệu của mình ra thế giới với niềm tin về chất lượng dịch vụ và nền tảng con người Vinasc.
欢迎Catalin Anton先生—一位在欧洲和香港市场拥有丰富经验的首席执行官,他是一名专业的顾问和财务投资者。Catalin Anton先生带着发展服务及为客户提供有关移转订价信息和IFRS国际会计准则的出色支持的使命来加入Vinasc。 我们将以服务质量和人力基础的信念将我们的品牌推向世界.
컨설턴트이자 전문 금융 투자자로서 유럽 및 홍콩 시장에서 광범위한 경험을 쌓은 CEO 인 Catalin Anton에 오신 것을 환영합니다. 서비스를 개발하고 관련 거래 정보 인 IFRS 국제 회계 표준에 대해 고객에게 최상의 지원을 제공한다는 사명으로 Vinasc에 합류합니다. 우리는 서비스 품질에 대한 믿음과 Vinasc의 인간적 배경을 바탕으로 우리 브랜드를 세계에 알리겠습니다.
コンサルタントおよびプロの金融投資家として、ヨーロッパおよび香港市場で豊富な経験を持つCEO、カタリン・アントンを温かく歓迎しVinascにようこそ。サービスを開発し、関連する取引情報、IFRS国際会計基準について顧客に最高のサポートを提供するという使命を持ってVinascに参加しました。サービス品質とVinascの人間的背景に対する確信でブランドを世界に広げる.

Happy New Year Everyone! We wish you all a wonderful new year filled with joy, happiness and prosperity!
Let’s take a moment to appreciate life and good health. Good health is the greatest gift that we tend to overlook. Everything else in life comes after good health. Love, career, ambitions and future plans. They’re all hard to enjoy or accomplish without a good healthy body that enables you to do so. 2020 was very challenging, but it taught great lessons. On top of these lessons, it taught us the value of time and good health.
We wish you all a happy and healthy new year ahead!
Wirecard, công ty công nghệ tài chính (fintech) từng có vốn hóa lớn nhất châu Âu, đã đệ đơn xin phá sản ngày 25/6/2020, chỉ vài ngày sau tin tức lượng tiền mặt 1,9 tỷ euro (khoảng 2,1 tỷ USD) đã “biến mất” khỏi bảng cân đối kế toán của công ty. Hai ngân hàng Phillippines mà Wirecard cho biết đang gửi số tiền này ở đó đã khẳng định là họ chưa bao giờ nhận số tiền đó.
Những hoạt động sáp nhập, con số kế toán đáng nghi ngờ của Wirecard và số tiền mặt 1,9 tỷ euro không cánh mà bay
Wirecard là một công ty công nghệ mới thành lập từ năm 1999, nhưng lại nghiễm nhiên nằm trong số những công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất của Đức. Công ty này đã lần lượt vượt qua các ngân hàng lâu đời Commerzbank và Deutsche Bank về vốn hóa, thậm chí đẩy Commerzbank ra khỏi bộ chỉ số DAX của Đức. Với dân công nghệ và giới tài chính Đức, Wirecard là một niềm tự hào.
Mảng kinh doanh chính của Wirecard là cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến và mạng di động và không ngừng đẩy mạnh mở rộng thị trường trong mấy năm qua, tỏ rõ tham vọng “đánh chiếm” thị trường châu Á qua nhiều thương vụ sáp nhập. Từ năm 2010, Wirecard đã tiến hành một loạt hoạt động thâu tóm các công ty công nghệ thanh toán vô danh ở châu Á, trong đó có những giao dịch bị Financial Times nghi ngờ.
Trong năm 2015, Financial Times đã bày tỏ những nghi ngờ với số liệu kế toán và tăng trưởng doanh thu của Wirecard. Tờ báo này đã đăng một loạt bài điều tra với tên gọi “House of Wirecard” (chơi chữ từ loạt phim truyền hình nổi tiếng “House of Cards” mà diễn viên tai tiếng Kevin Spacey đóng vai chính). Đáng chú ý trong loạt bài này, Financial Times đã nêu ra nghi ngờ có một “lỗ hổng” 250 triệu euro dưới dạng các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán của Wirecard. Số tiền đó bằng đúng lợi nhuận 2012-2015 của Wirecard.
Dân trong nghề kế toán và phân tích tài chính đều hiểu đây là một khoản mục rất “ảo diệu”, và có thể đi về số không rất dễ dàng nếu khoản phải thu không thể thu được. Trong rất nhiều vụ việc bê bối kế toán, khi kiểm toán viên cho rằng các khoản phải thu này không thể thu được, nó sẽ được ghi giảm trừ (written down), nghĩa là doanh số và lợi nhuận quá khứ cũng bị ghi giảm theo. Và tất nhiên là tổng tài sản của công ty cũng bị “hô biến” một cái, giảm đi vài trăm triệu euro.
Trong năm 2015, Financial Times đã bày tỏ những nghi ngờ với số liệu kế toán và tăng trưởng doanh thu của Wirecard. Tờ báo này đã đăng một loạt bài điều tra với tên gọi “House of Wirecard”. Đáng chú ý trong loạt bài này, Financial Times đã nêu ra nghi ngờ có một “lỗ hổng” 250 triệu euro dưới dạng các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán của Wirecard. Số tiền đó bằng đúng lợi nhuận 2012-2015 của Wirecard.
Sau đó, trong năm 2016 đã có một loạt phân tích nặc danh của những người tự xưng là đang bán khống Wirecard cáo buộc công ty này thổi phồng số liệu doanh thu và tiến hành rửa tiền.
Tuy nhiên, cổ phiếu Wirecard được thổi một luồng gió mới vào năm 2017 khi công ty kiểm toán Ernts and Young (EY) công bố báo cáo kiểm toán cho thấy không có những sai sót trọng yếu trong báo cáo của công ty - mà giới tài chính đôi khi gọi dân dã là báo cáo “sạch” (clean audit). Giá cổ phiếu công ty tăng 2 lần khi niềm tin vào số liệu kế toán quay lại và công ty lại tiếp tục công bố doanh thu tăng mạnh.
Năm 2018, công ty tiếp tục bị nghi ngờ là đã thực hiện một loạt hoạt động chuyển doanh thu qua lại thông qua các chi nhánh ở châu Á để thổi phồng doanh thu. Nhưng rồi những nghi ngờ này lại rơi vào quên lãng sau khi công ty công bố có hơn 250.000 đối tác thanh toán trên toàn cầu, trong đó có những công ty lớn của Đức như Lidl, Aldi và hơn 100 hãng hàng không. có những hãng lớn như FedEx và KLM cũng gia nhập nhóm khách hàng này không lâu sau đó.
Markus Braun, CEO của công ty và trước đó làm trong bộ phận tư vấn của KPMG, hứa hẹn doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng 2 lần sau 2 năm. Vào thời điểm tháng 9/2018, ông ta sở hữu số cổ phiếu trị giá tới 1,6 tỷ euro của Wirecard. Giá trị thị trường của công ty này lúc đó khoảng 24 tỷ euro, là một trong những công ty công nghệ tài chính có giá trị thị trường lớn nhất toàn cầu. Giá cổ phiếu công ty tăng lên trên 190 euro/cổ phiếu.
Năm 2019, Financial Times tiếp tục theo đuổi những nghi vấn về hoạt động kinh doanh của Wirecard sau khi nhận được thông tin là có những khuất tất trong số liệu doanh thu ở Singapore. Trong khi cảnh sát Singapore tiến hành điều tra công ty con của Wirecard ở nước này, cơ quan quản lý tài chính của Đức là BaFin lại cấm bán Wirecard, không tiến hành điều tra công ty này và tuyên bố rằng Wirecard “quan trọng với nền kinh tế” và tốc độ giảm giá cổ phiếu của Wirecard (giảm từ đỉnh 190 euro xuống 100 euro) “tạo ra nguy cơ nghiêm trọng với nền kinh tế”.
Financial Times không chịu bỏ qua, lại tiếp tục theo đuổi đến tận Phillippines và tìm đến một vài “đối tác thanh toán lớn” của Wirecard. Họ cho biết họ phát hiện ra trụ sở của một công ty thanh toán tòan cầu và là đối tác lớn của Wirecard thật ra chỉ là gia đình ngư dân bình thường và chẳng biết gì về thanh toán toàn cầu.
Wirecard kiện cả Financial Times và cơ quan quản lý Singapore vì đã điều tra hoạt động kinh doanh của họ.
Tháng 4/2019, Financial Times tiếp tục đưa ra nhiều nghi vấn với hoạt động kinh doanh của Wirecard ở Singapore, Phillippines và Dubai – những khu vực đem lại lợi nhuận chính của Wirecard. Tờ này sau đó cũng nghi ngờ Wirecard đã thổi phồng số liệu doanh thu và lợi nhuận ở Dubai và Ireland. CEO của Wirecard Marcus Braun bảo những số liệu này là “rác rưởi” trong một buổi họp báo.
Sau đó thì EY cũng xác nhận báo cáo tài chính của Wirecard năm 2018 dù có một số ngoại trừ liên quan đến trường hợp của Singapore. Tuy nhiên, trước sức ép của cổ đông, Wirecard phải chấp nhận yêu cầu một công ty kiểm toán khác là KPMG tiến hành “kiểm toán đặc biệt”, bao gồm các hoạt động kế toán pháp chứng (forensic accounting) để khẳng định lại là có những hoạt động lừa đảo và thổi phồng số liệu kế toán của Wirecard không.
Tháng 4/2020, KPMG công bố báo cáo cho biết công ty không thể xác nhận được các giao dịch liên quan đến phần lớn doanh thu và lợi nhuận Wirecard công bố từ năm 2016-2018 là trung thực. Công ty kiểm toán này cũng không thể xác định được số dư tiền mặt 1 tỷ euro của Wirecard đang tồn tại hay không.
EY trì hoãn ký báo cáo kiểm toán của Wirecard.
Ngày 18/6/2020, Wirecard công bố có khoảng 1,9 tỷ euro tiền mặt “mất tích”.
Ngày 23/6, CEO Wirecard Marcus Braun bị bắt và ngày 25/6/2020, Wirecard nộp đơn xin phá sản.
Cú sốc với giới kiểm toán: EY không xác nhận số dư tiền mặt của Wirecard với ngân hàng trong giai đoạn 2016-2018
Ban đầu, giới kế toán và kiểm toán tranh cãi với nhau về trách nhiệm kiểm toán của EY khi tin 1,9 tỷ euro của Wirecard không cánh mà bay.
Một người bạn làm việc trong lĩnh vực tài chính của người viết cho rằng có thể Wirecard đã mở nhiều tài khoản và thông đồng với ngân hàng để che giấu kiểm toán của EY.
KPMG điều tra Wirecard, cuối cùng họ chỉ có thể nói là họ không tìm ra đủ bằng chứng để xác nhận số liệu doanh thu, lợi nhuận và số dư tiền mặt của Wirecard mà thôi.
Như vậy thì EY không có lỗi nếu đã kiểm tra trực tiếp với ngân hàng và xác nhận số dư tiền mặt của Wirecard. Lỗi khi đó là do hành vi che giấu của nhân viên ngân hàng, thông đồng với ai đó ở Wirecard qua mặt kiểm toán. Công ty kiểm toán chỉ làm đúng quy trình của mình, và dịch vụ kiểm toán không bao gồm hoạt động điều tra để phát hiện gian lận như dịch vụ kế toán pháp chứng của KPMG tiến hành sau đó. Điều này là hợp lý, và trách nhiệm của dịch vụ kiểm toán là có giới hạn, xác nhận công ty thực thi những chính sách kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán và những số liệu ghi nhận về doanh thu, tài sản là có bằng chứng đáng tin cậy, chứ không bao hàm phát hiện gian lận như công chúng vẫn nghĩ.
Ban đầu, giới kế toán và kiểm toán tranh cãi với nhau về trách nhiệm kiểm toán của EY khi tin 1,9 tỷ euro của Wirecard không cánh mà bay.
Một người bạn làm việc trong lĩnh vực tài chính của người viết cho rằng có thể Wirecard đã mở nhiều tài khoản và thông đồng với ngân hàng để che giấu kiểm toán của EY.
Ngay cả với kế toán pháp chứng, công ty kiểm toán cũng gặp nhiều giới hạn, không được tiến hành một số lớn hoạt động điều tra người khác như cơ quan công quyền. Như trường hợp KPMG điều tra Wirecard, cuối cùng họ chỉ có thể nói là họ không tìm ra đủ bằng chứng để xác nhận số liệu doanh thu, lợi nhuận và số dư tiền mặt của Wirecard mà thôi.
Thế nhưng, một đồng nghiệp đã về hưu của người viết, chuyên nghiên cứu về các vụ bê bối kế toán, cho rằng báo cáo của KPMG cho thấy EY đã phần nào tắc trách. Vì chuyện đơn giản như tiền mặt thì khi KPMG đã phát hiện khuất tất thì EY, cho dù là chỉ tiến hành dịch vụ kiểm toán chứ không phải kế toán pháp chứng, cũng phải cảm thấy có gì bất ổn chứ, không thể ký báo cáo kiểm toán “sạch” được.
Và ông đã đúng. Ngày 26/6/2020, nhiều tờ báo đã đăng tin là EY không trực tiếp xác nhận với ngân hàng OCBC của Singapore về việc Wirecard cho rằng đang có một lượng tiền mặt lớn gửi ở ngân hàng này. Thay vào đó, EY chỉ dựa vào tài liệu và các ảnh chụp màn hình mà một bên thứ ba và chính bản thân Wirecard cung cấp để rồi xác nhận Wirecard có số tiền này. Và đây là sự việc xảy ra liên tục từ 2016 đến 2018.
OCBC sau đó xác nhận là chưa từng nhận được yêu cầu của EY để xác nhận số dư của Wirecard từ 2016 đến 2018.
Thông tin này là một cú sốc với giới kiểm toán toàn cầu. Bởi vì xác nhận trực tiếp với ngân hàng thay vì dựa vào thông tin của công ty cung cấp là bước cơ bản của kiểm toán số dư tiền mặt. Một chuyên gia kiểm toán phát biểu với Financial Times là xác nhận độc lập số dư ngân hàng là bước cơ bản của bất kỳ ai mới vào nghề kiểm toán.
EY đang đứng trước rất nhiều cáo buộc đã tắc trách trong kiểm toán Wirecard và một số nhà đầu tư của Wirecard đang bắt đầu tiến trình tố tụng để kiện công ty này.
OCBC sau đó xác nhận là chưa từng nhận được yêu cầu của EY để xác nhận số dư của Wirecard từ 2016 đến 2018.
Thông tin này là một cú sốc với giới kiểm toán toàn cầu
Những câu hỏi với chất lượng kiểm toán và quản trị công ty công nghệ
Bạn tôi làm việc cho một quỹ đầu tư tài chính chuyên đầu tư vào công ty công nghệ từng chia sẻ nhiều công ty công nghệ đó cho thấy một văn hóa rất trịch thượng, cho mình là nhất, và do đó anh cảm thấy họ hoàn toàn có thể lừa gạt cổ đông. Bất kể các quỹ đầu tư có thể làm bao nhiêu hoạt động soát xét, kiểm tra trước khi đầu tư, vẫn có thể có những lỗ hổng vì những công ty công nghệ này vốn dĩ không có hệ thống kế toán, quản trị hoàn thiện. Thẩm định chuyên sâu (Due Diligence) doanh nghiệp thì quỹ nào cũng làm, nhưng “bẫy” vẫn đạp trúng thôi, bạn tôi chia sẻ. Người ta đã muốn lừa thì không dễ gì tìm được, nhất là với những công ty “bí hiểm” rằng công nghệ của tôi là nhất.
Thế nên, chuyện công ty công nghệ có bê bối kế toán là thường. Nhưng Wirecard không đơn giản chỉ là một công ty công nghệ như một startup mới toanh. Đó là một công ty thành lập từ 1999 và đã có vốn hóa vượt qua ngân hàng Deutsche Bank của Đức, một trong những ngân hàng được xếp vào loại có thể tạo rủi ro hệ thống cho toàn Châu Âu nếu sụp đổ. Với qui mô như vậy, là một công ty niêm yết 24 tỷ euro, người ta nên có một hệ thống quản trị công ty và kế toán hoàn thiện hơn.
Vấn đề trong tình huống của Wirecard đặt ra nhiều câu hỏi.
Thứ nhất, hội đồng quản trị của Wirecard đã làm gì để cho các số liệu và hoạt động kinh doanh nhảy múa trước mắt họ như vậy? Dù gì kiểm toán độc lập cũng là “người ngoài”, nhưng chả lẽ những “người trong cuộc” lại không nghe, không hay biết gì về những khuất tất của công ty. Hệ thống kiểm soát nội bộ công ty đã vận hành ra sao mà để một gia đình ngư dân ở Phillippines được phù phép trở thành một đối tác lớn, là công ty thanh toán quốc tế. Dân kiểm toán vẫn hay nói nếu công ty cố tình che giấu thì kiểm toán khó mà tìm ra cái họ muốn giấu lắm.
Vẫn biết là như thế. Nhưng lần này, EY “xui” ở chỗ là bê bối này vỡ ra lại làm người ta “sốc” ở chỗ ngay cả những khâu kiểm toán cơ bản thì công ty cũng tắc trách. Đúng là dù công ty kiểm toán làm đúng trách nhiệm có khi cũng không phát hiện ra gian lận nếu Wirecard cố tình “đi đêm” với vài nhân viên ngân hàng để tạo ra số dư giả tạo, điều mà người viết từng được nhiều người quen kể. Thế nhưng lần này thì Wirecard còn chẳng cần làm thế, công ty kiểm toán đã không phát hiện ra rồi.
Có người đã thắc mắc là vì sao bốn công ty lớn nhất (Big 4) của ngành kiểm toán vẫn tồn tại trong khi năm nào cũng đầy bê bối về tài chính được phát hiện. Sau rất nhiều trao đổi với chuyên gia trong lĩnh vực này, người viết rút ra một kết luận cá nhân: vì chẳng ai dám ra vỗ ngực nói là làm tốt hơn họ, sẽ không mắc sai lầm như họ.
Một người bạn của người viết xưa nay vẫn thông cảm với giới kiểm toán vì anh nói cùng làm trong công ty kiểm toán, nhưng mảng kiểm toán xưa nay vẫn là “làm nhiều, tiền ít, áp lực cao” so với những người làm kế toán pháp chứng hay tư vấn phát hành nợ và cổ phiếu.
Lợi nhuận mảng kiểm toán thấp, bị o ép đến không thể thở nổi là điều mà người viết cũng nghe khi dự nhiều hội thảo của tổ chức kế toán ICAEW ở Anh. Cơ bản, mảng kiểm toán là mảng không đem lại tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho các công ty lớn so với những mảng dịch vụ khác. Vậy thì chất lượng kiểm toán đi xuống cũng không khó hiểu.
Có nhiều người đã đề nghị nên đưa mảng kiểm toán cho tổ chức công thực hiện hoặc chia nhỏ công ty kiểm toán ra thành các công ty nhỏ, thực hiện cố vấn và kiểm toán độc lập nhau. Thế nhưng chia nhỏ ra hay dùng tổ chức công kiểm toán thì nguồn lực sẽ giới hạn, làm sao đảm bảo có thể kiểm được những tình huống ở những công ty vô cùng phức tạp, thực hiện hàng nghìn giao dịch phái sinh một ngày như ngân hàng? Và nếu không có nguồn lực sẽ không thể tìm ra các chuyên gia đủ trình độ để kiểm toán một công ty bảo hiểm vô cùng phức tạp.
Vì vậy, thay vì chỉ hỏi vì sao công ty kiểm toán vẫn tồn tại dù thỉnh thoảng lại bị liên đới trách nhiệm trong những vụ bê bối tài chính, cũng cần hỏi là vì sao các lãnh đạo công ty liên quan đến các vụ bê bối đó vẫn có thể qua mặt hội đồng quản trị và kiểm soát nội bộ như “ăn gỏi” như vậy. Người trong cuộc mà không phát hiện công ty mình có vấn đề thì người ngoài làm sao mà biết?
Trường hợp của Wirecard cũng cảnh báo giới ngân hàng cần thận trọng với hệ thống quản trị nội bộ của mình. Nếu một nhân viên ngân hàng cấu kết với công ty nhằm xác nhận số dư tài khoản, thì công ty đó có thể đi lừa đảo rất nhiều người khác. Trách nhiệm của ngân hàng khi đó là đến đâu, hay chỉ phủi tay nói rằng đó là lỗi của nhân viên kia mà thôi?
Một hệ thống kinh tế được xây dựng trên những lời nói dối thì sớm muộn cũng sụp đổ mà thôi.
https://baodautu.vn/

🚩 Quy định của pháp luật về đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính
1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán. (Theo Khoản 1, Điều 37, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011).
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông (Theo Khoản 17, Điều 3, Luật Đầu tư năm 2014).
🚩 Quy định của pháp luật về đối tượng bắt buộc phải lập Hồ sơ giao dịch liên kết (Hồ sơ quốc gia, Hồ sơ toàn cầu, Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia)
Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết và tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế trên 50 tỷ đồng hoặc tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế trên 30 tỷ đồng. (Theo Mục a, Khoản 2, Điều 11, Nghị định 20/2017)

Tài khoản vốn đầu tư
Theo quy định hiện hành, khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) phải mở tài khoản vốn tại một ngân hàng ở Việt Nam. Hiện nay, tài khoản vốn đầu tư được phân thành tài khoản vốn đầu tư gián tiếp (TKVĐTGT) theo Thông tư 05/2014/TT-NHNN và tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (TKVĐTTT) theo Thông tư 19/2014/TT-NHNN.
Hiểu một cách đơn giản, TKVĐTGT là tài khoản vốn của NĐTNN, dành riêng cho hoạt động đầu tư gián tiếp (FII) như đầu tư thông qua việc mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác, góp vốn, mua cổ phần và thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật hay việc góp vốn, mua bán cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
TKVĐTTT là tài khoản của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) được áp dụng cho NĐTNN đầu tư theo hình thức thành lập doanh nghiệp, tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, hay là đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp để tham gia điều hành và quản lý doanh nghiệp.
Thực tế khi tham gia góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, với tư cách là thành viên hay cổ đông, NĐTNN hoàn toàn có đầy đủ các quyền để tham gia quản lý và điều hành doanh nghiệp tương ứng với phần vốn góp hay số cổ phần mà họ nắm giữ. Hơn nữa, việc Thông tư 05/2014/TT-NHNN và Thông tư 19/2014/TT-NHNN không đưa ra hướng dẫn cụ thể như thế nào là “trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp” cùng với việc các khái niệm về “đầu tư trực tiếp” và “đầu tư gián tiếp” không còn được đề cập kể từ ngày Luật đầu tư 2014 có hiệu lực đã khiến cho việc phân chia TKVĐTTT và TKVĐTGT trở nên khá mơ hồ.
Thế nhưng, đã hơn bốn năm trôi qua kể từ ngày Thông tư 05/2014/TT-NHNN và Thông tư 19/2014/TT-NHNN có hiệu lực, câu chuyện tài khoản vốn vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng về mặt luật định. Song, ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành một văn bản pháp luật để khắc phục vấn đề này.
Việc mở TKVĐTTT đòi hỏi doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đầu tư (Điều 11 của Thông tư 19/2014/TT-NHNN), nay là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) theo Luật Đầu tư 2014. Tuy nhiên, khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, NĐTNN lại không phải thực hiện thủ tục xin cấp GCNĐKĐT, cho dù NĐTNN có sở hữu từ 51% trở lên hay thậm chí là 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp (Điều 46.1 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP).
Do đó, mặc dù là đầu tư trực tiếp theo Thông tư 19/2014/TT-NHNN nhưng doanh nghiệp lại không thể mở TKVĐTTT để NĐTNN chuyển tiền vốn đầu tư. Ngày 18-9-2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 7546/BKHĐT-PC phúc đáp Công ty luật TNHH Sài Gòn Phú Sỹ để giải quyết trường hợp tương tự nêu trên. Khi đó, NĐTNN sẽ phải mở TKVĐTGT và việc chuyển tiền vốn đầu tư sẽ được thực hiện theo Thông tư 05/2014/TT-NHNN. Việc mở TKVĐTGT ở đây dường như không phù hợp về mặt bản chất vì khi NĐTNN góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong trường hợp này thì không thể nói rằng NĐTNN không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp mà thậm chí họ còn có thể nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Thực tiễn hiện nay đã có một số biến dạng so với luật định và Công văn 7546. Cụ thể, khi việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp dẫn đến NĐTNN nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, NĐTNN sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 26.1 của Luật Đầu tư 2014).
Dựa trên chấp thuận này, một số ngân hàng đã yêu cầu doanh nghiệp có vốn FDI phải mở TKVĐTTT để NĐTNN chuyển tiền vốn đầu tư mặc dù những doanh nghiệp này không hề có GCNĐKĐT. Để giải thích cho hành động trên, các ngân hàng lý giải rằng việc NĐTNN nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên đã tạo ra cho NĐTNN khả năng trực tiếp tham gia điều hành và quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 nên buộc doanh nghiệp phải mở TKVĐTTT để NĐTNN thực hiện hoạt động đầu tư.
Cách giải quyết như thực tiễn của một số ngân hàng thương mại nêu trên đã khiến cho việc áp dụng pháp luật được linh hoạt, phù hợp với tinh thần đổi mới, cải cách của Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, việc áp dụng mà không có căn cứ pháp lý vô tình đã tạo nên một sự lúng túng và dè chừng cho các NĐTNN và các doanh nghiệp FDI vì lo sợ dòng tiền của NĐTNN không được chuyển đi đúng tài khoản và từ đó có thể sẽ dẫn đến một số hậu quả pháp lý phức tạp như bị xử lý/khóa tài khoản vốn đầu tư hay gặp khó khăn trong việc thu lại lợi nhuận từ tài khoản vốn đầu tư...
Để tránh việc áp dụng không thống nhất giữa luật và thực tiễn cũng như để các văn bản luật được áp dụng một cách hài hòa, các quy định tại Thông tư 05/2014/TT-NHNN và Thông tư 19/2014/TT-NHNN cần được sửa đổi theo hướng thống nhất với các quy định của Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như hướng giải quyết của một số ngân hàng hiện nay để có thể giúp gỡ thế khó cho các NĐTNN cũng như tạo ra được một khung pháp lý minh bạch, rõ ràng để họ có thể an tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Qua đó, việc thu hút nguồn vốn FDI cũng sẽ được thúc đẩy một cách tích cực và mạnh mẽ hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội để có thể đưa Việt Nam lên một tầm cao mới, đồng thời rút ngắn khoảng cách hội nhập của Việt Nam với các quốc gia phát triển trên thế giới.
_ Thời báo kinh tế Sài Gòn _
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Contact the business
Telephone
Website
Address
P 316 Thiên Sơn Plaza, Số 800 Nguyễn Văn Linh, Quận 7
Ho Chi Minh City
700000
Ho Chi Minh City, 700000
Studio MadsMonsen provides both commercial (advertising) and editorial photography services in South
1st Floor, Thien Son Building, 5 Nguyen Gia Thieu Str. , Dist. 3
Ho Chi Minh City, 700000
Payroll / Tính lương Staffing/ Thuê lao động Recruiment/ Tuyển dụng
Hoang Anh River View, B01. 07 Level 1, Block B, 37 Nguyễn Văn Hưởng
Ho Chi Minh City
We love working with brands that enrich people's lives. We provide brand consultancy, design and marketing communications for leading lifestyle brands.
351/11 Đường Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành Ph
Ho Chi Minh City, 700000
Dịch vụ Máy Chủ Riêng - Chỗ Đặt Máy Chủ - Hosting - VPS - Cloud Server - Domain - SS
145-147 Nguyen Co Thach, District 2
Ho Chi Minh City
Immerse yourself in a high-performing environment that enables you to reach your full potential. With TRG International, Just Be You, be better every day and in every way.
Tầng 10, Số 60 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM
Ho Chi Minh City, 700000
Dịch vụ đặt phòng uy tín, giá tốt nhất tại Việt Nam
Ho Chi Minh City
Founded in 2008, Analytics Club aims to aid students as they explore the Business Analytics field.
92 Nguyễn Hữu Cảnh
Ho Chi Minh City, 700000
Sử dụng PR Chiến lược để giúp các công ty, thương hiệu thu hút nhà đầu tư v
Ho Chi Minh City, 10018
Nội Thất Nhà Gỗ Chuyên bán sofa giá rẻ chất lượng đảm bảo uy tín trên toàn
LIM Tower 3, 29A Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1
Ho Chi Minh City, 700000
We provide professional services in digital marketing, online PR and traditional PR. Hotline: +849 27 37 47 57 Email: [email protected] Web: http://digitalmarketing.vn Twitter: http...
208 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh/Park 7, Vinhomes Central Park
Ho Chi Minh City, 70000
FreeStyle Crew - The first hiphop crew in Saigon, Vietnam, founded in 2003. We bring our passion to people who love to dance and having fun.