Vovinam TP Hà Tĩnh
Nearby government services
Trần Phú/Tp Hà Tĩnh
43000
Hồng Lĩnh
Tân Thọ/Kỳ Tân/Kỳ Anh/Hà Tĩnh
Ky Anh
Đường Võ Liêm Sơn
Hanoi 100000
Phan Đình Phùng
Tp Hà Tĩnh
Đường Nguyễn Huy Tự
Hà Tĩnh
Hà Tĩnh, Ha Tin'
XMEN
Võ Thuật Hà Tĩnh Sau đó Vovinam nhanh chóng lan ra các tỉnh phía Bắc. Năm 1954, Võ sư Nguyễn Lộc vào Nam với mong muốn phát triển Vovinam ra toàn quốc.
Lịch sử phát triển Vovinam
Lược sử phát triển Vovinam – Việt Võ Đạo Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
Nhắc đến Hà Nội gợi cho ta thấy một không khí đầy hoài niệm, những trầm tích văn hóa có từ nghìn năm với những góc phố thơm nồng hoa sữa, với tiếng leng keng tàu điện rộn ràng, thiếu nữ Hà Nội với những tà áo dài duyên dáng… Không nhiều người biết rằng Hà Nội là nơi khai sinh ra môn võ giờ đây đã là mộ
Thông báo.............Hiện Nay ....Trên địa bàn hà tĩnh,,,cần tuyển vận động viên để huấn luyện đào tạo,,,học tập..rèn luyện.....chuẩn bị thi đấu cho những giải lớn,,,,,ai có nhu cầu liên hệ sớm để đc huấn luyện đào tạo....và xây dựng truyền thống và phát triển Tạo cho Tỉnh Nhà Hà Tĩnh Được khắp nơi biết đến.....xây dựng Hà Tĩnh vững mạnh...đoàn kết..cùng phát triển và Luôn Học Tập và làm theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh...Cùng nhau đoàn kết..Yêu Thương nhau...
Liên Hệ Sớm 0965404669
Như chúng ta đã biết, ngày 30/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Liên hiệp lâm thời ký sắc lệnh số 14 thiết lập Nha thể dục Trung Ương có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc. Sau Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946, khi Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập, Hồ Chủ Tịch thay mặt chính phủ mới ký sắc lệnh số 38 (vào ngày 27/03/1946) về việc thành lập Nha Thanh niên và thể dục gồm Phòng thanh niên Trung ương và Phòng thể dục Trung ương.
Cùng với thời điểm công bố sắc lệnh số 38, Hồ Chủ Tịch đã có bài viết “ Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo “Cứu quốc”- cơ quan tuyên truyền, tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh- số 119 ra ngày 27/03/1946. Đây chính là lời hô hào đồng bào tập thể dục của Hồ Chủ Tịch. Bài viết này thể hiện một hệ thống quan điểm cơ bản của Hồ Chủ Tịch về thể dục thể thao.
Trước hết nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe đối với sự nghiệp “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công”. Sức khỏe là sức khỏe của toàn dân, của cả nước vì “dân cường thì quốc thịnh”.
Tầm quan trọng của thể dục thể thao: muốn có sức khỏe phải tập luyện thể dục. Tất cả mọi người, già trẻ, gái trai ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Đó là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Phương pháp tập là thường xuyên hàng ngày và không khó khăn gì.
Về tổ chức quản lý nhà nước về thể dục thì Nhà nước có cơ quan chuyên trách về thể dục thể thao với mục đích nhiệm vụ khuyên (vận động, thuyết phục) và dạy (hướng dẫn, tập luyện) cho toàn dân. Cơ quan đó là Nha-Phòng thể dục Trung Ương (tiền thân của Tổng cục TDTT ngày nay).
Như vậy, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục (tức TDTT ngày nay) là phát triển TDTT và sức khỏe của nòi giống, vì sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc, vì vinh dự và vinh quang của dân tộc.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chủ Tịch luôn luôn quan tâm, dành thời gian theo dõi, chỉ đạo, chăm sóc phát triển của ngành TDTT. Trong năm 1946, Người nhiều lần đến thăm và nói chuyện với cán bộ, học viên Trường cán bộ thể dục Việt Nam, lớp thể dục quân sự phổ thông Hà Nội. Trước khi sang Pháp dự Hội nghị Phôngtennơblô (tháng 10/1946), Người đã gặp mặt cán bộ Nha thể dục và đại biểu các tỉnh và dặn: “quần chúng không những phải tập luyện thể dục mà còn phải biết võ nghệ để bảo vệ đất nước.
Tháng 11/1946, Người đã đến dự lễ bế giảng khóa bổ túc của các cựu HLV Trường Cao đẳng Thể dục Phan Thiết và Đà Lạt. Nhiều lần, Người đến các địa điểm tập luyện ở Nha Đảo xảo (Cung văn hóa Hữu nghị hiện nay), Quảng trường Nhà hát Lớn, SVĐ SEPPO (Sân Hàng Đẫy hiện nay)… ngay từ sáng sớm để động viên các lớp huấn luyện thể thao-quân sự phổ thông. Ngày 8/3/1946, Bác đã đá quả bóng danh dự, mở màn trận đấu giữa đội Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu và Đội Vệ quốc Đoàn.
Trong thời kỳ 1954-1975, Hồ Chủ Tịch đã dành nhiều thời gian quan tâm đến TDTT: xem thi đấu bóng đá hữu nghị giữa hai đội Hà Nội và Khmer tại SVĐ Hàng Đẫy (6/1957), dự Lễ khánh thành sân Hàng Đẫy và trận đấu bóng đá giữa ĐT Phnom Penh (Campuchia) và Hà Nội (24/8/1958), tới dự ĐH Bơi lội thiếu niên miền Bắc lần I (1958, bể bơi Ba Đình), dự lễ bế mạc Đại hội TDTT Thủ đô lần I (1961), tiếp các đoàn thể thao nước ngoài…
Ngày 19/12/1966, khi tiếp các đoàn VĐV đoàn TTVN tham dự GANEFO châu Á thắng lợi trở về (có các danh thủ Trần Oanh-bắn súng, Trần Hữu Chỉ-điền kinh, Vũ Thị Sen-bơi…), Hồ Chủ Tịch căn dặn: “Đánh giặc Mỹ gian khổ khó khăn như vậy, nhưng quân và dân ta có quyết tâm đánh thắng. Các cháu phải quyết tâm đặt thành tích, cao hơn nữa. Muốn vậy phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong tập luyện và thi đấu, phải cố gắng thật nhiều để xứng đáng là những VĐV của dân tộc anh hùng”.
Từ quan điểm về thể dục thể thao của Hồ Chí Minh đối với đồng bào cả nước và sự quan tâm đến sự nghiệp thể dục thể thao của Người chúng ta đã nhận thấy tầm quan trọng của tập luyện thể dục thể thao đối với sự khỏe con người, đặc biệt là đối với học sinh tại các nhà trường.
Hơn thế, với những nghiên cứu cụ thể của các nhà khoa học đối với việc tập luyện thể dục thể thao càng chứng tỏ tác dụng của thể thao là rất lớn. Với những ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy. Học sinh trong các nhà trường cần phải thương xuyên tập luyện thể dục thể thao để đem lại sức khỏe cho bản thân, giúp các em có thêm tự tin để lao động và học tập, xứng đáng là học sinh chăm ngoan trong nhà trường, là công dân khỏe mạnh và góp phần hữu ích cho xã hội trong tương lai.
Chúng ta có thể tham khảo những nghiên cứu sau để thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện thể dục thể thao, giúp chúng ta thêm yêu thích thề thao, đặc biệt là đối với các em học sinh trong các trường phổ thông.
1. Làm tăng hệ thống miễn dịch: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người lớn tuổi tập thể dục điều độ 6giờ/tuần thì khả năng miễn dịch giống như lúc họ 20 tuổi.
2. Phòng chống được bệnh Parkinson: Một thống kê của trường ĐH Harvard từ 48.000 người đàn ông thấy rằng hầu hết những ai vận động ít thì phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh và phát triển bệnh kinh phong (Parkinson) 50% so với những người siêng năng vận động.
3. Có thể làm chậm ung thư tuyến tiền liệt: Một nghiên cứu mất gần 14 năm tại Harvard nhận thấy rằng những người nào trên 65 tuổi thực hiện việc chạy bộ, đạp xe hay đi bơi ít nhất 3 lần/tuần thì rủi ro mắc bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 70%.
4. Có thể chống lại bệnh giảm trí nhớ: Một nghiên cứu ở Honolulu nhận thấy rằng những người đi bộ ít hơn 400 mét/ngày hầu như có nguy cơ giảm trí nhớ gấp 2 lần về sau này.
5. Việc tập thể dục cũng có hiệu quả với tim mạch: Một nghiên cứu ở Mỹ trên 936 phụ nữ có bệnh đau ngực hay hẹp động mạch thấy rằng những người có cân nặng quá cỡ thì có rất nhiều khả năng mắc bệnh tim mạch nhưng tỷ lệ này sẽ giảm đi nếu họ tập thể dục dù cân nặng không thay đổi.
Thể dục thể thao (TDTT) có giá trị đặc biệt đối với việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất con người. TDTT còn có giá trị xã hội to lớn là làm cho con người có khả năng tự thể hiện, tự khẳng định và hoàn thiện mình; tạo cho con người niềm vui giao tiếp, gắn bó với tập thể, cộng đồng và xã hội; góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao tính tích cực xã hội, tiếp nhận những định hướng giá trị của xã hội.
Thể dục thể thao từ Nghị Quyết…
Vì thế, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định: “Phát triển mạnh hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam”. Văn kiện Đại hội XI cũng chỉ rõ: “Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao”.
Trên tinh thần đó, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, Trường Đại học Hà Tĩnh đã đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để tổ chức nhiều hoạt động TDTT có ý nghĩa. Với sinh viên, thông qua các tiết học thể dục, các em đã được học những môn có lợi cho sức khỏe, như điền kinh, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, nhảy cao,… Bên cạnh đó, nhà trường còn tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các giải đấu thể thao cấp tỉnh và cấp khu vực. Ở những giải đấu này, với nỗ lực phi thường, các em đã đạt được nhiều giải cao mà nổi bật là đạt các huy chương vàng, bạc, đồng ở các giải Điền kinh toàn quốc, giải võ Vovinam toàn quốc và các giải cầu lông, bóng đá, bóng chuyền nam nữ trong Tỉnh…
Với giảng viên, cứ mỗi khi chiều về, mỗi người lại chọn cho mình một môn thể thao phù hợp, từ bóng lưới, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, đá cầu cho đến bóng lỗ để rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe, phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy. Đặc biệt, vào những dịp như: 20/10, 20/11, 8/3,…Công đoàn trường thường tổ chức các giải đấu thể thao, tạo điều kiện cho mỗi giảng viên thể hiện bản thân, qua đó xây dựng một lối sống nhiều niềm vui, lành mạnh và quan trọng là tinh thần đoàn kết trong toàn trường.
Tới cuộc sống thường ngày
Nhân dịp 20/10 năm nay, Đoàn thanh niên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh (KT - QTKD) đã tổ chức Giải Bóng đá nữ cho sinh viên. Dưới sự cỗ vũ nhiệt tình của các CĐV, Giải đã diễn ra rất sôi nổi, tạo hào hứng cho các nữ cầu thủ thi đấu. Sau một tuần tranh tài, đội bóng đá nữ của K2 Quản trị đã vượt qua nhiều đối thủ mạnh để giành chức vô địch một cách thuyết phục.
Khác với Khoa KT - QTKD, Khoa SP Tiểu học - Mầm non lại tổ chức Giải Bóng chuyền nữ. Bằng những pha chuyền hai tinh tế cùng những cú đập bóng từ vạch 3m, các VĐV nữ đã đưa tới cho người xem những trận đấu thực sự hấp dẫn và kịch tính. Nhưng ngôi vô địch chỉ có một, và nó thuộc về đội bóng mạnh nhất: K17 Thể dục.
Hòa chung với không khí tưng bừng chào mừng ngày 20/10, các ‘đấng mày râu’ thuộc Công đoàn Phòng - Ban - Trung tâm và Khoa - Bộ môn đã tổ chức giao lưu bóng đá lưới để chúc mừng các chị em.
Đây là một môn thể thao mới lạ. Nó là sự kết hợp giữa đá cầu, bóng chuyền và bóng đá, với mỗi đội gồm 3 người. Nghĩa là các VĐV sẽ thi đấu trên sân bóng chuyền, nhưng không được dùng tay đánh bóng, thay vào đó phải sử dụng chân, đầu và ngực để đánh bại đối thủ bằng những pha dứt điểm đầy uy lực, nhưng cũng không kém phần tinh tế.
Sau bốn séc tranh tài quyết liệt, với đội hình đồng đều, ‘chính sách’ xoay vòng cầu thủ cho từng séc đấu tốt hơn, Đội Khoa - Bộ môn đã thắng Đội Phòng - Ban - Trung tâm với tỷ số 3-1.
Bên cạnh đó, ngày 20/10 còn diễn ra Giải Cầu lông phối hợp đôi nam nữ. Nhưng điểm nhấn của ‘lễ hội thể thao’ ngày phụ nữ Việt Nam là màn thi đấu kéo co giữa nữ thuộc Công đoàn Phòng - Ban - Trung tâm và Khoa - Bộ môn. Giằng co từng centimet, hai đội đã mang lại những phút giây giật kéo nghẹt thở. Còn ở phía ngoài, các CĐV cỗ vũ hết sức nhiệt tình cho hai đội. Bằng kinh nghiệm và sự phối hợp đồng đều hơn, đội nữ Công đoàn Phòng - Ban - Trung tâm đã thắng đội Khoa - Bộ môn với tỷ số 2-0.
Ngày 20/10 đã đi qua, các cuộc đấu thể thao cũng đã khép lại, nhưng trong mỗi người vẫn còn đọng lại niềm vui, tạo sự hứng khởi trong công việc để chuẩn bị chào mừng một sự kiện trọng đại khác: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Vovinam TP Hà Tĩnh
Vovinam TP Hà Tĩnh Võ Thuật Hà Tĩnh
Lịch sử phát triển Vovinam
Lược sử phát triển Vovinam – Việt Võ Đạo Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
Nhắc đến Hà Nội gợi cho ta thấy một không khí đầy hoài niệm, những trầm tích văn hóa có từ nghìn năm với những góc phố thơm nồng hoa sữa, với tiếng leng keng tàu điện rộn ràng, thiếu nữ Hà Nội với những tà áo dài duyên dáng… Không nhiều người biết rằng Hà Nội là nơi khai sinh ra môn võ giờ đây đã là một “thương hiệu” nổi tiếng khắp toàn cầu. Trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, chàng thanh niên Hà thành Nguyễn Lộc với khát vọng thành lập một môn võ chiến đấu mang danh Dân Tộc nhằm xây dựng một thế hệ thanh niên Việt Nam khỏe mạnh, yêu nước có tinh thần tự tôn dân tộc và có những hoài bão lớn lao. Sau nhiều năm nghiên cứu, mùa thu năm 1938 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Võ sư Nguyễn Lộc đã có buổi biểu diễn chính thức ra mắt môn phái Vovinam.
Kể từ khi thành lập, Vovinam đã được tầng lớp thanh niên trí thức, học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội thời đó nhiệt liệt hưởng ứng tham gia tập luyện. Sau đó Vovinam nhanh chóng lan ra các tỉnh phía Bắc. Năm 1954, Võ sư Nguyễn Lộc vào Nam với mong muốn phát triển Vovinam ra toàn quốc. Do hoàn cảnh đất nước, kể từ năm 1954 phong trào Vovinam ở miền Bắc dần dần dừng hẳn. Tại miền Nam, sau khi Võ sư Nguyễn Lộc qua đời năm 1960, Võ sư Lê Sáng tiếp tục sự nghiệp của ông và đã xuất sắc đưa Vovinam phát triển mạnh mẽ, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và lan rộng ra quốc tế.
Sau khi thống nhất đất nước, những võ sư, môn sinh tâm huyết vẫn nỗ lực giữ cho ngọn lửa Vovinam vẫn hừng hực cháy. Năm 1992, giải vô địch Vovinam-Việt Võ Đạo toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1994, để thống nhất trong công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn, Tổng cục TDTT đã thành lập Ban điều hành Vovinam Việt Nam. Với mong muốn khôi phục lại phong trào Vovinam miền Bắc, Ban điều hành Vovinam Việt Nam đã mở 3 lớp tập huấn hướng dẫn viên Vovinam tại Thanh Hóa năm 1998, Hà Tây năm 2000, và Quảng Bình năm 2001, nhưng do nhiều yếu tố khách quan, các hướng dẫn viên Vovinam sau khóa tập huấn trở về đều không phát triển được Vovinam tại địa phương. Vì vậy, ngoài tỉnh Thanh Hóa còn lại các tỉnh khác hoàn toàn không có phong trào Vovinam.
Đầu năm 2005 Võ sư Phạm Quang Long từ Nga trở về nước được sự giúp đỡ của Ban giám đốc Sở TDTT Hà Nội, Câu lạc bộ Vovinam đầu tiên được mở tại Trung tâm TDTT quận Thanh Xuân và trường Thể thao 10 -10. Tháng 9 năm đó lần đầu tiên đoàn Hà Nội tham gia giải vô địch Vovinam toàn quốc tại Thanh Hóa. Cũng trong thời gian này với sự hỗ trợ của Vụ TDTT quần chúng và Ban điều hành Vovinam Việt Nam, Hà Nội đã mở các lớp đào tạo huấn luyện viên Vovinam cho các tỉnh phía Bắc do Võ sư Phạm Quang Long trực tiếp giảng dạy. Đây chính là lực lượng nòng cốt đã phát triển Vovinam ra 24 tỉnh phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hòa Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Điện Biên, Sơn La, và Lào Cai,Quảng Ninh.
Năm 2010 là năm Hà Nội cùng cả nước long trọng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, nhiều sự kiện văn hóa lớn được tổ chức trong năm để chào mừng Thăng Long – Hà Nội nghìn năm tuổi. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long cùng với 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê Mạc (1442 – 1779) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám của Hà Nội đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới trong dịp này. Với Vovinam-Việt Võ Đạo, sau 72 năm thành lập và phát triển ra khắp thế giới, sau 56 năm vắng bóng tại Hà nội và các tỉnh phía Bắc, lần đầu tiên giải Vovinam các tỉnh phía Bắc được tổ chức ngay tại chính mảnh đất đã khai sinh ra nó, góp phần làm phong phú thêm những giá trị văn hóa của mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”.
“Võ thuật cũng là một khía cạnh của văn hóa” - xin trích lời của bà Irina Bokova – Tổng giám đốc UNESCO - đã phát biểu trong Lễ khai mạc 10 ngày Đại lễ Thăng Long-Hà Nội: “… Không một kinh đô nào, một thủ đô nào trên thế giới có một bề dày lịch sử và văn hóa được lưu giữ một cách trọn vẹn như Hà Nội, Hà Nội xứng đáng là cái nôi của văn hóa không chỉ của Việt Nam mà là của cả thế giới..”. Vovinam – Việt Võ Đạo - môn võ xuất xứ từ Hà Nội là môn thể thao dân tộc duy nhất của Việt Nam đã được quốc tế hóa rộng rãi, được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Asian Indoor Games và Seagames. Vovinam-Việt Võ Đạo thực sự như một lời giới thiệu trang trọng về cốt cách và tinh thần Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Việt Nam quan tâm diễn biến ở Hoa Đông - VnExpress
Việt Nam quan tâm diễn biến ở Hoa Đông - VnExpress Đại diện ngoại giao Việt Nam bày tỏ quan tâm sâu sắc trước những diễn biến trên biển Hoa Đông, kêu gọi các bên liên quan giải quyết bất đồng về vùng nhận dạng phòng không bằng biện pháp hòa bình.

vovinam

mỗi thời mỗi khác

Photos from Vovinam TP Hà Tĩnh's post

Photos from Vovinam TP Hà Tĩnh's post

Photos from Vovinam TP Hà Tĩnh's post

Photos from Vovinam TP Hà Tĩnh's post

Photos from Vovinam TP Hà Tĩnh's post

Photos from Vovinam TP Hà Tĩnh's post
1. Ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niêm thứ nhất của Việt Võ Đạo Sinh
- Điều tâm niêm thứ nhất nói về hoài bão và mục đích luyện tập võ thuật của VVĐS, đó là đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.
* Vì sao không mang hoài bão lớn lao là đạt đến tuyệt độ cuả nghệ thuật ?
- VVĐS không mang hoài bão lớn lao là đạt đến tuyệt độ cuả nghệ thuật, vì nghệ thuật thì không cùng, nên VVĐS chỉ hoài bão nhưng gì hợp tình hợp lý, có thể thực hiện được chứ không cuồng vọng, không tưởng.
2. Ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niêm thứ hai cuả Việt Võ Đạo Sinh
Điều tâm niêm thứ hai nói về nghĩa vụ của Việt Võ Đạo Sinh đối với môn phái và dân tộc, đó là nguyện trung kiên phát huy môn phái và xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích.
* Muốn phát huy môn phái, Việt Võ Đạo Sinh phải làm gì ?
Phát huy môn phái là làm cho cái hay, cái đẹp của môn phái tỏa rộng hơn, ngày càng rực rở hơn. Do vậy, muốn phát huy môn phái, VVĐS cần phải:
a/ Dầy công khổ luyện và tu dưỡng để trở thành Võ sư, Huấn luyện viên trực tiếp truyền bá Việt Võ Đạo cho quần chúng.
b/ Thực hiện tinh thần Việt Võ Đạo trong đời sống hằng ngày, nghĩa là:
+ Trong gia đình : là cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảo.
+ Với bạn bè : thân tình, tín nghĩa.
+ Với xã hội : là người công dân tốt, gương mẫu giàu tinh thần phục vụ.
3. Ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niêm thứ ba của Việt Võ Đạo Sinh
Điều tâm niêm thứ ba nói về tình đoàn kết trong môn phái. Muốn có đoàn kết, Việt Võ Đạo Sinh phải đồng tâm nhất trí đối với người trên phải tôn kính, đối với đồng đạo phải chân tình, thương mến, giúp dỡ lẫn nhau.
* Tại sao tình đoàn kết được đề cập trước nhất trong một đoàn thể?
Tình đoàn kết được đề cập trước nhất trong một đoàn thể vì nó là một trong những yếu tốt quan trọng để quyết định sự tồn tại và hùng mạnh hoặc suy yếu và tan rã của một đoàn thể.
4. Ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niêm thứ tư của Việt Võ Đạo Sinh
Điều tâm niêm thứ tư nói về võ kỷ và danh dự võ sĩ, đó là tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái và luôn luôn nêu cao danh dự võ sĩ.
* Kỷ luật Việt Võ Đạo là kỷ luật gì?
Kỷ luật Việt Võ Đạo là kỷ luật tự giác, nghiã là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương tốt của người trên và đồng đạo mà thực hiện theo. Do vậy, người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước. Nếu đã có gương tốt của người trên và đồng đạo đã được nhắc nhở nhưng vẫn không chấp hành thì phải chịu hình thức kỷ luật hoặc đào thải.
* Danh dự võ sĩ là gì?
Danh dự võ sĩ là danh dự của một tập thể người có tư tưởng và hành động hiên ngang, cao thượng, bênh người yếu bị kẻ mạnh hiếp đáp, đây là một thứ danh dự vượt lên trên lòng tự ái cá nhân để tự hòa mình vào nền võ đạo.
5. Ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niêm thứ năm của Việt Võ Đạo Sinh
Điều tâm niêm thứ năm nói về ý thức dụng võ của VVĐS đó là tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
6. Ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ sáu của Việt Võ Đạo Sinh.
Điều tâm niêm thứ sáu nói về ý hướng học tập và đời sống tinh thần của VVĐS. Đó là chuyên cần học tập (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp……) rèn luyện tinh thần và trau giồi đạo hạnh.
* Muốn thực hiện chuyên cần, Việt Võ Đạo Sinh phải làm gì ?
Muốn thực hiện chuyên cần, Việt Võ Đạo Sinh cần phải :
Học cho rộng (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp, lý thuyết, thực hành…).
Hỏi cho kỹ (không hiểu thì hỏi đến nơi đến chốn, không tự ái, không dấu dốt, không chán nản).
Nghĩ cẩn thận (nghiền ngẫm những gì đã học, đã làm).
Luận cho sáng (so sánh, phân tích, tổng hợp, biện luận, phản luận).
Làm hết sức (cố gắng thực hiện với tất cả nhiệt tình của bản thân).
* Muốn rèn luyện tinh thần, Việt Võ Đạo Sinh phải thực hiện những điều gì?
Muốn rèn luyện tinh thần, Việt Võ Đạo Sinh phải thực hiện :
Sống khỏe: thân thể khỏe mạnh, tư tưởng trong sáng.
Đức độ: luôn luôn khắc chế bản thân để có thể bao dung, điều hòa, ảnh hưởng và cảm hóa tha nhân (người khác) hầu cùng tiến bộ.
Cương trực: cương quyết và thẳng thắn.
Trẫm tĩnh: điềm đạm, bình tĩnh để tránh những hành động xốc nổi, nóng vội, bốc đồng.
Tháo vát: lanh lợi, quyền biến để có thể ứng phó được với mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp bất ngờ.
7. Ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niêm thứ bảy của Việt Võ Đạo Sinh
Điều tâm niêm thứ bảy nói về tâm nguyện sống của VVĐS. Đó là sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
* Quan niệm về đức trong sạch của Việt Võ Đạo Sinh ra sao?
Sống trong sạch của Việt Võ Đạo Sinh là giữ gìn, tu dưỡng đạo đức bản thân mình cho trong sạch, nhưng không tiêu cực, bưng tai bịt mắt trước cái xấu xa của xã hội, mà phải lắng nghe, nhìn thẳng vào sự thật của cuộc sống đề hiểu, giải quyết và cải tạo nó theo hướng tốt đẹp.
* Quan niệm trung thực của Việt Võ Đạo Sinh ra sao ?
VVĐS sống chung thủy, thành thật, ngay thẳng với mọi người nhưng VVĐS cũng cần phải tìm hiểu sự gian trá của người để tranh khỏi bị người lường gạt, để tự giác và tự thắng mình (không bị hại, không nhiểm gian trá làm phương hại đến đạo hạnh). Trong trường hợp cần thiết, VVĐS phải chứng tỏ cho đối phương của mình biết rằng thủ đoạn gian trá không thể thành công lâu bền.
* Bạn hiểu nếp sống giản dị Việt Võ Đạo Sinh như thế nào ?
Sống giản dị là không đua đòi, sống phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của mình và xã hội.
Có điều kiện thì hưởng những tiện nghi tốt đẹp, không có thì thôi, không than phiền, đòi hỏi, hạch sách, gây khó chịu cho mọi người.
8. Ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niêm thứ tám của Việt Võ Đạo Sinh
Điều tâm niêm thứ tám nói về ý chí của VVĐS, đó là phải rèn luyện cho bản thân một ý chí danh thép, thích nghi với mọi thử thach gian nguy và nỗ lực tự thân cầu tiến
* Muốn kiện toàn ý chí đanh thép, Việt Võ Đạo Sinh phải làm gì ?
Muốn kiện toàn ý chí đanh thép, VVĐS phải :
a. Nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc các sự kiện đã thu nhận được trước khi quyết định.
b. Khi đã quyết định xong, phải thực hiện cho bằng được quyết định của mình với tất cả năng lực, nhiệt tình và kiên quyết khi bắt tay vào việc.
9. Ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niêm thứ chín của Việt Võ Đạo Sinh
Điều tâm niêm thứ chín nói về nếp suy cảm, nghị lực và tính thực tế của VVĐS, đó là phải sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.
* Tại sao bạn cần sáng suốt nhận định ?
VVĐS cần phải sáng suốt nhận định để phân biệt phải trái, đúng, sai, bề mặt, bề trái, tình, lý và các khúc mắc của sự việc hầu xử sự cho hợp thời, đúng lúc tránh được hậu quả lầm lẫn tai hại.
*Thế nào là bền gan tranh đấu ?
Bền gan tranh đấu là có một ý chí và nghị lực sung mãn, thất bại không nản lòng, không chịu khuất phục trước mọi sức mạnh, cố gắng giải quyết các khó khăn một cách bền bỉ, dẻo dai.
Thế nào tháo vát hành động ?
Hành động tháo vát là hành động chủ động, thông minh, sáng tạo, thích ứng với mọi hoàn cảnh, hợp tình hợp lý với mọi trường hợp. Người tháo vát hành động là người biết thương yêu người khác, tin người, hợp tác với người nhưng không ỷ lại, dựa dẫm vào người, luôn luôn ứng phó với các nghịch cảnh nhưng không gian trá, kiêu căng, khinh địch, lạc quan hoặc bi quan quá trớn.
10. Ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niêm thứ mười cuả Việt Võ Đạo Sinh
Điều tâm niêm thứ mười nói về đức sống và tinh thần cầu tiến của VVĐS, đó là phải tự tin, tự thắng luôn luôn tự kiểm để tiến bộ; đối với người phải khiêm cung và độ lượng.
* Thế nào là tự tín, tự thắng, khiêm cung và độ lượng?
Tự tín : tin ở năng lực, phẩm chất đạo đức và ý chí của bản thân, biết phát huy ưu điểm của bản thân để tiến bộ.
Tự thắng : thắng được mình, tự sửa chữa những thối hư tật xấu, những vị kỷ và yếu đuối của bản thân.
Khiêm cung : khiêm nhường và cung kính với người trên hay người cao tuổi lớn hơn mình.
Độ lượng : rộng lượng bao dung với người dưới hay người nhỏ tuổi hơn mình.

Photos from Vovinam TP Hà Tĩnh's post
Contact the business
Telephone
Website
Address
Hà Tĩnh
Ha Tinh
Opening Hours
Monday | 09:00 - 17:00 |
Tuesday | 09:00 - 17:00 |
Wednesday | 09:00 - 17:00 |
Thursday | 09:00 - 17:00 |
Friday | 09:00 - 17:00 |
Saturday | 09:00 - 17:00 |
Sunday | 09:00 - 17:00 |
Số 447, Đường 26/3, Phường Đại Nài, Thành Phố Hà Tĩnh
Ha Tinh
Nơi bạn chia sẽ nỗi niềm thầm kín của bạn sau những ngày học tập mệt mỏi
16 Trần Phú
Ha Tinh, 46000
-Tư vấn các gói vay tín chấp -Rõ ràng, minh bạch -Lãi Suất Thấp 0358 343 431 call zalo
17 Trần Phú
Ha Tinh, 46000
- Uy tín, minh bạch - Nhanh chóng, nhiệt tình - Không mất "phí"
Số 01 Nguyễn Thiếp, Phường Tân Giang, Thành Phố Hà Tĩnh
Ha Tinh
Fanpage của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Hà Tĩnh.
17, Trần Phú
Ha Tinh
Vay vốn tiêu dùng nhanh không cần thế chấp tài sản - giải ngân trong ngày
Thị Trấn Nghèn, Huyện Can Lộc
Ha Tinh, 480000
Trang thông tin chính thống của huyện Can Lộc
Số 150 Đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh
Ha Tinh, 10000
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
04, Đường Nguyễn Thiếp
Ha Tinh, 48000
Fanpage cập nhập cung cấp thông tin, tin tức về ANM và tiếp nhận những thông tin