Yêu tiếng Nhật lại từ đầu
Trang chia sẻ những điều nhỏ bé của một người “ngộ tiếng Nhật” .Nếu bạn share xin vui lòng dẫn link❤️
Tuy không xinh nhưng người khác cũng phải nhớ đến mình...
Chính là tôi đó các bạn, à không , chính là tôi và các bạn, những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Nhật đó.
Chuyện là, cách đây mấy tháng chồng tôi có đăng ký học bơi cho hai con, mọi thủ tục chồng tôi làm qua mạng nên tôi chỉ xuất hiện lúc đưa đón con thôi. Hôm ấy tôi đến đón con sau giờ học, đang lúi húi bỏ dép thì chợt nghe "Ôi lâu quá rồi không gặp, mày khỏe không?". Giật mình ngẩng lên, tôi nhận ra bác nhân viên ở đó đang niềm nở chào mình. Sao tôi biết bác đó là nhân viên à? Vì tầm mười năm trước thực ra tôi có cho cậu cả đi bơi ở trung tâm này, cũng học mấy khoá từ khoá mẹ và bé đến khi hai tuổi nên tôi nhớ rõ. Mười năm đã trôi qua, tôi nghĩ mình cũng thay đổi diện mạo ít nhiều vậy mà bác gái chỉ lướt qua tôi vẫn nhớ mặt tới bắt chuyện... cũng không phải là điều hiển nhiên đúng không?
Còn chuyện này nữa, các bạn dùng thẻ Yucho chắc cũng từng bị yêu cầu ra khai lại cập nhật thông tin khi thời hạn đăng ký quá lâu.. Bữa đó tôi đã ra bưu điện gần nhà khai kí đàng hoàng nhưng một tuần sau ra cây ATM ngay trước bưu điện lại không chuyển khoản được...Cũng may chưa hết giờ thế là tôi vào bưu điện than phiền ngay. Cô nhân viên làm cho tôi bảo hệ thống không thấy cập nhật thông tin của chị, cậu nhân viên có vẻ là sếp trên bảo chắc do chị chưa đăng ký? Cô kia nói lại ngay là có chị ý đã đăng ký rồi tôi vẫn còn nhớ lúc chị ấy vào làm (một tuần trước rồi đó các bạn). Cũng vì cái sự nhớ mặt của bé đó và sự quyết liệt của tôi nên dù hết giờ họ vẫn phải nhập lại cho tôi. Nhập xong xin lỗi tôi rối rít. Được nhớ mặt cũng có lợi vậy đó.
Nhưng chuyện chưa hết các bạn ạ, khoảng nửa tháng sau tôi lại có việc cần vào ngân hàng bưu điện giao dịch. Vừa thấy tôi vào cửa rút phiếu, cậu nhân viên đã "先日は大変お迷惑をおかけしました。申し訳ございません"- không phải là xin chàoいらっしゃいませ như với mọi khách khác mà là "Xin lỗi chị vì việc hôm trước rất nhiều" .. Nghĩa là tôi chỉ mới ló mặt ra chưa kịp mở miệng giao dịch gì mà cậu ta đã nhớ. Lại còn "Sau đó chị có chuyển khoản được không ạ? Xin lỗi chị nhiều phiền chị quá". Những hai tuần các bạn ạ, mà ngân hàng rất đông nhé... Tôi thầm nghĩ cũng may hôm đó dù rất bực nhưng tôi cũng chỉ đanh thép khi yêu cầu đúng quyền lợi, xong việc tôi vẫn cảm ơn họ đã giải quyết ngay dù lố giờ làm việc của họ. Nếu tôi được đà chửi bới thêm thì hôm nay gặp lại chắc tự tôi sẽ xấu hổ lắm...
Xâu chuỗi lại sau ba lần được nhớ mặt, tôi tự nghĩ có lẽ do tôi là người nước ngoài. Người nước ngoài dù sao cũng khác so với người bản xứ, dù muốn hay không, dù tích cực hay tiêu cực. Chúng ta vốn đã 目立つ- nổi bật rồi nên có lẽ càng cần để ý đến cách hành xử của mình... Đi đâu cũng dễ bị nhớ mặt thì nên cẩn trọng hơn để người ta không...cạch mặt😆
Bạn có trải nghiệm nào như tôi không?
Nhiều lúc thấy tiếng Việt và tiếng Nhật có sự đối lập hay hay nè
Khi thuyết phục ai đó làm gì, người Việt mình thường nói là
"Tin tao đi.." "Anh cứ thử tin em/ nghe em một lần xem nào"
Tiếng Nhật thì có cách nói như thế này nhé
"騙された思って(だまされたとおもって)やってみて"
Nếu trực dịch sẽ là
"Cứ coi như là đã bị lừa rồi làm thử đi xem nào"
???😊
Thật ra ý của câu này sâu xa là "Có thể mày vẫn chưa tin, thôi ok coi như mày nghĩ rằng tao đang lừa mày đi, nhưng thử làm xem sao mày sẽ thấy nó hiệu quả lắm"
Câu này giáo sư mình rất hay dùng khi khuyên mình áp dụng cái gì đó mới, trong văn nói dùng rất nhiều nhé, đặc biệt khi khuyên ai ăn thử cái gì đó, ví dụ như các câu sau:
だまされたと思って一口食べてみて
(Nó ngon thật đấy mày ăn thử một miếng đi)
Bạn hãy thử dùng nhé
騙されたとと思って使ってみ^ ^
Hôm vừa rồi dạy học, đến từ 大地震, học trò hỏi mình là từ này đọc là おおじしん đúng không ạ, mình bảo là đọc cả hai cách đều được nhưng chưa giải thích kĩ, vì thật ra lúc ấy mình bị... quên lý do đọc được cả hai cách😅. Nay về xem lại sách, mình quyết định viết lại để làm rõ hơn cho học trò mình cũng như các bạn quan tâm.
大地震 có thể đọc là おおじしん hay だいじしん đều được.
Trong văn nói hay phát thanh viên truyền hình, thường người ta sẽ ưu tiên đọc là おおじしん、tuy nhiên, だいじしん cũng không phải là một cách đọc sai.
Nhìn từ góc độ chuyên môn, người ta căn cứ theo マグニチュード(độ lớn của động đất-Magnitude, viết tắt là M) để chia động đất ra thành động đất lớn (大地震), trung bình (中地震) và động đất nhỏ(小地震). Trong đó 大地震 có M từ 7,5 trở lên, 中地震 có M từ 5-7 và 小地震 có M từ 3 đến 5. Khi phân chia theo cấp độ M thế này, từ 大地震 được đọc theo âm Hán là だいじしん
Tóm lại, khi phân chia độ lớn của động đâu theo chỉ số cụ thể của địa chấn học thì 大地震 sẽ được đọc là だいじしん、còn thông thường sẽ được đọc là おおじしん. Vậy nên cách đọc nào cũng đúng, và tuyệt nhất vẫn là chúng ta sẽ không phải dùng cách đọc nào trong suốt những năm sắp tới.
Sách mình đã tham khảo
日本人の9割がつまずく日本語(話題の達人クラブ)
Chia sẻ của mình với câu hỏi "Đỗ N rồi em nên học gì tiếp". Mong rằng sẽ hữu ích với các bạn quan tâm
Thi đỗ xong rồi nên làm gì?
Chúc mừng các bạn đã vượt qua kì thi N tháng 7 vừa qua, nhà AKY đã được cùng chia vui với các bạn đỗ, cũng còn những bạn chưa được như ý, nhưng các cô tin những tháng qua chúng ta đã học ôn nghiêm túc, chắc chắn những kiến thức bạn có được sẽ không uổng phí.
Mình thường viết cho các bạn chưa đỗ, nhưng lần này mình xin viết cho các bạn đã đỗ rồi, một câu hỏi có lẽ rất đáng quan tâm: thi đỗ rồi thì nên học gì?
Mình rất vui khi nhận được câu hỏi này, nó cho thấy bạn luôn biết N, dù là N1, cũng chỉ là một kì thi, việc học tiếng Nhật không nên dừng lại.
Nhưng để học thì học cái gì? Theo mình, bạn có thể tham khảo một vài điều sau đây:
Thứ nhất, học chuyên môn gì đó bằng tiếng Nhật. Mình nghĩ nếu chỉ học "tiếng Nhật vì tiếng Nhật" thì bạn sẽ rất mau nản, vì bạn không có mục đích rõ ràng. Vì vậy, thay bằng học N nữa, bạn hãy học các khoá học chuyên sâu hơn về ngành học hay công việc của mình. Kế toán, xây dựng, giáo dục.. ngành nào cũng có rất nhiều khoá học và giáo trình từ nhập môn đến cao cấp, việc học bằng tiếng Nhật sẽ giúp bạn có mục tiêu để tiến lên trong công việc, đồng thời cũng không quên tiếng Nhật. Các bạn sinh viên học đại học bằng tiếng Anh tại Nhật cũng đừng vì thế mà bỏ qua tiếng Nhật, nếu biết tiếng chắc chắn bạn sẽ đọc và nghe được nhiều kiến thức quý báu hơn. Cô học trò học Y của mình kể là "giáo sư giảng bằng tiếng Anh nhưng lúc chú ý thêm bên ngoài lại nói bằng tiếng Nhật, nên biết tiếng Nhật vẫn lợi thế hơn cô ạ"... đó là chắc chắn nếu ở Nhật mà.
Nhiều bạn đi làm lâu, công việc đòi hỏi nghe điện thoại nhưng cứ ngồi một chỗ mà sợ. Hãy ra hiệu sách, lựa cho mình mấy cuốn sách dạy giao tiếp qua điện thoại cho người mới đi làm, về viết ra những hoàn cảnh mình hay phải dùng.. ôn đi ôn lại, phần cứng đó nếu bạn thuộc 120% thì khi thực chiến, dù có run nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ nói được 80% chứ không ít. Sách để bổ trợ cho tiếng Nhật công việc rất nhiều, chỉ là bạn có chịu bắt tay vào học và thực hành hay không mà thôi..
Thứ 2: Đọc, xem, nghe những chủ đề theo sở thích của bạn bằng tiếng Nhật. Nếu bạn thích chăm sóc nhà cửa có thể mua, mượn các dòng sách về lĩnh vực này. Nếu bạn đang nuôi con nhỏ, hãy mua sách về 育児、離乳食... mượn thư viện cũng được vì ở đó đầu sách luôn phong phú. Sách nhập môn rất đơn giản, tạp chí còn có hình ảnh phong phú thú vị, bạn hãy nạp kiến thức bằng tiếng Nhật để vừa thông thái hơn, vừa ngấm tiếng Nhật hơn nhé
Nếu chưa thích đọc bạn hãy chủ động xem các video bằng tiếng Nhật về chủ đề đó, chồng mình rất hay xem các trận bóng đá bình luận bằng tiếng Nhật, nên các từ vựng về lĩnh vực này chồng mình chắc chắn rành hơn mình.
Tóm lại là, gắn sở thích của mình, niềm quan tâm ở thời điểm hiện tại của mình với tiếng Nhật, chắc chắn bạn sẽ giỏi lên.
Thứ 3, thật lòng mình khuyên bạn hãy đọc thật nhiều sách bằng tiếng Nhật. Sách cho công việc hay 実用書 - sách dạy các mẹo hay cho cuộc sống rồi thì ta chuyển sang sách văn học,tiểu thuyết. Đọc sách văn học của một dân tộc sẽ cho ta hiểu thêm về tính cách con người của dân tộc đó, họ vui họ sẽ nói thế nào, họ tức giận sẽ dùng các cách ví von ra sao. Gần đây lớp mình dạy có hoạt động đọc truyện ngắn tiếng Nhật, mình yêu cầu các bạn kể lại và nêu ra những từ bạn thấy thú vị khi đọc. Chỉ trong thời gian ngắn mà các bạn đã tìm ra rất nhiều từ hay như 閑古鳥がなく(かんこどりがなく)- chim đỗ quyên hót- chỉ sự đìu hiu vắng vẻ, vắng khách buồn như tiếng chim kêu, rồi 満面の笑み(まんめんのえみ)- nụ cười mãn nguyện bừng sáng khuôn mặt..等身大(とうしんだい)- đúng kích thước cơ thể, mở rộng ra là ありのままの姿- tức là một dáng vẻ chân thật nhất, là chính mình không cần gồng lên, ví dụ như 等身大で生きる- sống là chính mình v.v..Đó là sự thú vị khi bạn đọc tiểu thuyết, bạn có thể được dẫn đi nhiều thế giới, lĩnh vực khác nhau từ tinh thần lẫn tả thực, tiếng Nhật của bạn sẽ được mở rộng nhiều hơn một giờ học rất nhiều...
Có rất nhiều điều bạn có thể làm nếu muốn duy trì tiếng Nhật, trên đây là ba điều mình thấy hiệu quả, dễ áp dụng nhất nếu bạn muốn tham khảo. Tiếng Nhật đúng là một hành trình không có đích, vì thế nó vừa thử thách vừa thú vị, chúc bạn bước tiếp và đạt được nhiều trải nghiệm thú vị bạn nhé❤️
Tan học, tôi chờ học trò về hết rồi mới về
Trong lúc dắt xe, học trò tôi hỏi sấm là gì, chớp là gì.. vì trời mới mưa rất to.
Sấm là かみなり(かみなり) em ạ, thực ra ngày xưa được viết là 神鳴りấy、tức là "thần linh đang gầm lên"- người xưa quan niệm sấm là tiếng của thần linh khi nổi giận mà
Còn "chớp" là いなずま, chữ Hán là chữ "lúa" 稲(いね、いな) và chữ "thế" 妻(つま), chắc ngày xưa chớp có liên quan gì đó đến trồng lúa- " dạ đúng rồi cô ơi, em nghe nói sấm chớp giúp tạo ra phân bón tốt cho lúa"- mình về tra lại tiếng Nhật thấy đúng nha, "sấm phóng điện sẽ giúp chuyển hóa ni-tơ trong không khí thành amoniac, cùng với mưa rải xuống đất giúp tốt lúa", nên mới có tên gọi như vậy
À, em hỏi "mưa phùn" ý hả? là mưa xuân đó
-春雨(はるさめ), món miến trong tiếng Nhật cũng là 春雨 này, nhìn nó cũng giống những làn mưa xuân đúng không?
Còn từ này cũng rất hay cô đố cả lớp mình nhé, đố các em "mưa bóng mây" tiếng Nhật là gì?. Từ "mưa bóng mây" tiếng Việt
đã hay rồi mà tiếng Nhật cũng hay không kém nhé. Đó là "狐の嫁入り"(日が当たっているのににわか雨が降ること- hiện tượng trời đang nắng nhưng lại đổ mưa rào nhỏ) , đọc là きつねのよめいり、dịch từng chữ là "Đám rước dâu của cáo" đó các em. Cáo -きつね là một trong những động vật thường xuất hiện trong tín ngưỡng của người Nhật, cáo cũng như chồn-タヌキ, được coi là loài vật có thể sử dụng phép thuật biến hoá. Hiện tượng đang nắng lại đổ mưa là do con cáo biến hoá thành cả mưa và nắng gây ảo giác cho con người...quan niệm của người xưa là thế..
Tính bla bla thêm về hiện tượng "Lễ rước dâu của cáo"'còn có một ý thần bí khác, về ti tỉ các loại mưa trong tiếng Nhật nhưng chợt nhận ra mình giữ các bạn lại hơi lâu rồi.. tình hình này khéo trời lại đổ cơn mưa khác nên đành "thả" cho các bạn về🤣😆
Ai muốn bật công tắc nói nhiều của tôi thì chỉ cần hỏi tôi về tiếng Nhật, tôi sẽ không để bạn ra về, nói đúng hơn là "không Thả cho bạn về" mới đúng🤣🤣😂😂😂
野次馬(やじうま)- những kẻ hiếu kì
Hôm vừa rồi cu Tí với bố nó lái xe bị va chạm nhẹ, tối về anh ý kể 野次馬がすぐ集まってきた mẹ ạ
Mình tạm dịch là “Những người hiếu kì lập tức đổ xô lại xem”
野次馬 là “Những người không liên quan đến câu chuyện nhưng cứ thích túm tụm lại hóng hớt khi người ta có xung đột, tranh cãi”....nghĩa là “những kẻ hiếu kì” “những kẻ hóng chuyện”
Từ này có nguồn gốc từ từ 親父馬(おやじうま)-con ngựa đực già nua, chỉ những con ngựa khó thuần phục, chỉ quậy phá và thích gây ồn ào, không được tích sự gì. Dần dần chữ お mất đi, thay vào đó người ta chỉ gọi là 野次馬(やじうま)như ngày nay.
Một số ví dụ về cách dùng từ này như sau:
1. 喧嘩を見ようと、野次馬が集まった
(けんかをみようと、やじうまがあつまった)
Những kẻ hiếu kì bu lại để xem cãi nhau.
2. 火事場はやじ馬で大変だった。
Đám cháy khó dập hơn do nhiều người hiếu kì bu lại gây cản trở.
Tiếng Nhật có hẳn “từ chuyên dụng” để chỉ những người này, chứng tỏ “sự hóng chuyện” là bản năng của con người toàn cầu chứ không chỉ một dân tộc nào đúng không? ^^
Phân biệt 柔らかい(やわらかい) và 軟らかい(やわらかい)
Cả hai đều có nghĩa là Mềm, nhưng để phân biệt kĩ thì
柔らかい có nghĩa là ふわふわ、là mềm mại, mềm dẻo, mềm có đàn hồi
軟らかい có nghĩa là “mềm oặt” 手ごたえ・歯ごたえがないやわらかさ。mềm khiến ta cảm thấy sờ không đàn hồi, cắn không “đã”.
Ví dụ như sau;
A: このタオル、柔らかい肌触り(はだざわり)で気持ちいい
(Chiếc khăn bông này mềm mại sờ thích thật)
B:今日のごはん、ちょっと軟らかいね
(Cơm hôm nay hơi mềm nhỉ)
(Nguồn tham khảo: 「日本人の9割がつまづく日本語」(話題の人達倶楽部・青春文庫)
Để nhớ rõ hai từ này hơn, mình hay gắn liền chữ柔(Nhu)với môn 柔道(じゅうどう)・Nhu đạo, kiểu “trong nhu có cương”, mềm dẻo, đàn hồi. Còn chữ 軟(Nhuyễn) trong chữ 軟飯(なんはん)・cơm mềm, cơm nát.
Còn khi hai từ kết hợp lại sẽ thành 柔軟(じゅうなん)mềm, mềm mỏng mềm dẻo linh hoạt, ví dụ như 柔軟剤(じゅうなんざい) là “nước xả/chất làm mềm vải”, 柔軟な対応(じゅうなんなたいおう)- “ứng phó/ứng biến linh hoạt”
Nói tóm lại tất cả đều dịch là “Mềm” :D
Hôm nay Yêu tiếng Nhật lại từ đầu tròn 3 tuổi.
Quay đi quay lại mình cũng quên hôm nay là sinh nhật page, phải để Facebook nhắc mình mới nhớ.
Ba năm không dài, nhưng mình đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn theo dõi page, cảm ơn các bạn nhiều lắm❤️❤️❤️
Dạo này bận việc nên mình đăng bài ít đi, sau hôm nay mình sẽ cập nhật thường xuyên hơn, vì viết về tiếng Nhật là niềm vui của mình, chia sẻ với các bạn là niềm vui và vinh dự của mình, đọc bình luận của các bạn là niềm vui của mình❤️❤️❤️
Mong rằng page sẽ vẫn được các bạn đón nhận❤️
Cảm ơn các bạn đã góp phần làm page trưởng thành hơn mỗi ngày❤️
Celebrating my 3rd year on Facebook. Thank you for your continuing support. I could never have made it without you. 🙏🤗🎉
Tối qua cu Tí đọc cuốn này - ké em Sữa- vừa đọc vừa lẩm bẩn "すごいな"... xong đến lúc thấy thú vị quá không chờ được nó quay ra hỏi mình:
"Mẹ mẹ, mẹ có biết tại sao sách viết về đồ hộp mà lại xuất hiện tiên nữ 天女(てんにょ) không?"
"Mẹ không biết, tại sao thế?"
"Mẹ biết nhắc đến tiên nữ là ta sẽ nhớ đến cái gì không?"
"...ừm..., à mẹ biết, はごろも- áo choàng của tiên nữ- đúng không? Vì sách viết về đồ hộp nên mẹ đoán sẽ do công ty đồ hộp Hagoromo tài trợ, mà Hagoromo cũng có nghĩa là áo choàng của tiên nữ nên tiên nữ xuất hiện trong tập này chứ gì?"
"Ơ đúng rồi, sao mẹ biết, con đang tính đố mẹ mà ..."
Nó ớ người xong lúng túng vẻ mất hứng, "tại sao mẹ biết" thì chuyện nó là như thế này:
はごろも chữ Hán là 羽衣- là áo choàng của tiên nữ trong truyện cổ của Nhật. Nhật bản có 羽衣天女伝説- truyền thuyết về áo choàng của tiên nữ. Truyện cũng hơi giống "Tiên Dung Chử Đồng Tử" của ta. Một ngày nọ tiên nữ hạ trần thấy cảnh đẹp quá liền cởi áo choàng treo lên cành cây rồi xuống tắm. Một người nam giới đi qua thấy tấm áo quá đẹp nên muốn giữ làm của riêng. Tiên nữ không có áo để về trời nên đã năn nỉ anh chàng trả lại áo khoác. Cuối cùng chàng trai thương tình trả lại áo, tiên nữ khoác áo vào, múa một điệu cảm ơn chàng trai rồi bay lên bầu trời.
Mình nhớ đến chữ Hagoromo này vì cu Tí đang hỏi về đồ hộp, mà hãng đồ hộp nổi tiếng nhất nhì Nhật Bản phải kể đến Hagoromo Food, nên mới kết nối để trả lời nó thôi.
(Kết quả đúng là hãng Hagoromo Food có liên quan đến sự tích áo choàng tiên nữ thật. Vì công ty này có trụ sở ban đầu tại thành phố Shimizu tỉnh Shizuoka, cũng là nơi nổi tiếng với Truyền thuyết về áo choàng tiên nữ. Công ty đã lấy tên thương hiệu dựa trên truyền thuyết này)
Còn truyền thuyết về áo choàng của tiên nữ này mình được nghe từ lúc nào thì chắc là vào khoảng mười mấy năm về trước, khi mình còn du học tại Nhật một năm. Lúc ấy, một bạn du học sinh cùng khoá mình có làm nghiên cứu về chủ đề áo choàng của tiên nữ, bạn hay kể về nó trong giờ học nên cái chữ 羽衣-はごろも và sự tích chiếc áo cũng cứ thế in dần trong não mình từ lúc nào không hay.
Chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa hữu ích nhất là những lúc trả lời mấy câu hỏi xà lơ và ra oai với con thôi á😁
Mình mới chia sẻ trên tường cá nhân, hôm nay mới nhớ ra chưa chia sẻ trên page. Ai lại làm thế được, page là khởi nguồn cho cuốn sách của mình mà.
Hôm ra mắt sách, mình được rất nhiều bạn nói là "Chắc cô không biết em đâu, nhưng em theo dõi page của cô từ lâu rồi...." Đúng là mình mới gặp các bạn lần đầu thật, thật vui vì suốt 4 năm qua bạn vẫn dõi theo và đồng cảm với chia sẻ của mình.
Video chỉ nói lên được một phần bầu không khí của buổi gặp mặt, mình cũng chưa post được video về buổi gặp ở Osaka, mình chỉ muốn nói môt lần nữa lời cảm ơn đến tất cả các bạn đã theo dõi và ủng hộ trang Tiếng Nhật nhỏ bé này.
Bàn về chữ Hán "con cua" - 蟹 (Giải)
Chữ 蟹 đọc là かに、con cua
Chữ này bao gồm chữ Giải 解(かい、とく) và bộ Trùng 虫(ちゅう、むし)
Người ta giải thích rằng, người xưa quan niệm "cua là sinh vật dễ bóc tách ra" (分解しやすい) nên mới dùng hai chữ này để ghép lại.
Bản thân chữ "giải" 解 cũng được kết hợp bởi các chữ 角(Giác- かく、つの、cái sừng) , chữ 刀(Đao, とう、かたな) và 牛(Ngưu, ぎゅう、うし), nghĩa của chữ Giải này vốn là "牛を解体すること"- mổ xẻ con bò ra làm nhiều phần.
Mình đọc trong cuốn 『目でみる漢字』(東京書籍), sách có minh hoạ ảnh nhiều Kanji rất đẹp (như ảnh chú cua trong hình). Số lượng chữ Hán chỉ 168 chữ thôi, không nhiều đâu nhưng đảm bảo đọc chữ nào cũng thấy nhớ lâu và hiểu sâu hơn rất nhiều😊❤️
Đọc sách thấy cái này, quả thật ngôn ngữ giới trẻ chẳng bao giờ hết sáng tạo. Đố bạn biết dưới đây nghĩa là gì😁
山田△
.....
Nghĩa là
山田さんかっけい
↓
山田さん、カッケー
↓
山田さん、カッコいい (anh Yamada ngầu quá)😁
Hình tam giác trong tiếng Nhật là 三角形、cách đọc trong từ điển là さんかくけい、ngoài ra còn có một cách đọc kiểu dân dã khẩu ngữ hơn là さんかっけい、nên mới có cách chơi chữ như trên.
À mà カッケー cũng là biến âm của giới trẻ với từ カッコいい、thường là hơi thô kiểu nam giới nói. (Tương tự うるさい thành うるせー、すごい thành すげー vậy)
(Gọi là "giới trẻ" thôi chứ chắc đã tổng kết hiện tượng được vào sách thì không còn "mới" với "trẻ" lắm đâu😁, giờ giới trẻ Nhật còn nói gì mới không các bạn trẻ cập nhật cho mình mở mang với😁😁😁)
Bạn đăng ký một khoá học của AKY và nói rằng:
"Tiếng Nhật khi qua Nhật quả thật quá quan trọng , k chỉ cho em mà còn cho 2 con em đang học mầm non"
Niềm vui khi nghe câu nói ấy không kém chút nào với niềm vui có thêm học viên đâu nhé...
Mình luôn tin rằng, khi bố mẹ hiểu tầm quan trọng của việc học tiếng Nhật, con cái ở Nhật sẽ được hưởng lợi hơn rất nhiều. Lợi ở đây là có lợi về mặt tiếp cận thông tin, trao đổi với thầy cô, bảo vệ khi con bị bắt nạt... Hơn cả như vậy, lợi ở đây là lợi ích về mặt kết nối tinh thần với chính con mình.
Có một điều không thể phủ nhận rằng nếu trẻ em sống lâu ở Nhật, tiếng Nhật -90%- sẽ là ngôn ngữ chính của chúng. Khi được trao đổi mọi thứ với cha mẹ bằng ngôn ngữ chính, chắc chắn chúng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, nói được cặn kẽ những suy tư của chúng hơn. Hãy thử tưởng tượng bạn ngồi tâm sự với bạn bè của bạn bằng tiếng Pháp tiếng Anh tiếng Nhật, nếu bạn là người Việt thì khả năng cao bạn truyền đạt được, nhưng không đủ.
Hôm trước, ở hội ra mắt sách, có người chị đã đặt câu hỏi rằng "Chị nhớ hồi chị mới sang, việc học là gần như bắt buộc nếu muốn hoà nhập với cuộc sống này. Nhưng bây giờ có vẻ không như vậy.Nhật bản bây giờ, dịch vụ gì người Việt cũng có, cái gì cũng tiện lợi chẳng cần biết tiếng Nhật cũng sử dụng được nên có vẻ nhiều bạn thấy không cần học tiếng Nhật. Em nghĩ sao về điều này?"
Câu trả lời của mình là:
"Dạ em thấy việc có nhiều dịch vụ của người Việt đúng là rất tiện cho người Việt. Và có vẻ đúng như chị nhận định, nhiều bạn nghĩ không cần học cũng có thể sống ổn, em tôn trọng điều đó. Có điều, em luôn nghĩ, nếu họ chủ động học, họ sẽ mở ra thêm nhiều thế giới thú vị mà họ không hề nhận ra trước đó. Cái này là tuỳ sự lựa chọn của mỗi người thôi... Nhưng đôi khi em muốn mọi người biết thế giới "sau khi biết tiếng" nó phong phú lắm, về tâm hồn, về trải nghiệm cảm xúc, tình cảm văn hoá của xứ này"
Mình muốn nói thêm rằng, khi bố mẹ học tiếng Nhật một cách chủ động, có thể còn có một thế giới khác cực kì phong phú, cực kì biến động, cực kì đáng quan tâm sẽ được hé lộ thêm. Thế giới đó là thế giới nội tâm của chính con cái họ❤️
存じます không phải là khiêm nhường ngữ của 知っています。
Hôm trước dạy giờ kính ngữ mình mới nhận ra có nhiều bạn nhầm đoạn này, nên mình giải thích một chút nha.
Kính ngữ của 知っている là 存じています, 知る (biết) - khi dùng trong câu khẳng định phải để ở thể Vている、vì vậy khiêm nhường ngữ của nó cũng phải là Vている.
Nhưng đâu đó bạn sẽ thấy người ta dùng 存じます không, ví dụ như trong các câu sau:
* ご協力いただき、大変ありがたく存じます。
* そう言っていただけて光栄に存じます。
* Bのほうがよろしいかと存じます。
* 各部署との連携をさらに強化すべきだと存じます。
Những câu này không dịch 存じます là 知ります/biết -mà phải dịch là 思います (nghĩ/ cho rằng) nhé
Cụ thể là
* ご協力いただき、大変ありがたく存じます
Tôi rất biết ơn sự hợp tác của anh
* そう言っていただけて光栄に存じます。
Tôi rất vinh dự khi được anh nói như vậy.
* Bのほうがよろしいかと存じます。
Tôi nghĩ phương án B tốt hơn.
* 各部署との連携をさらに強化すべきだと存じます。
Tôi nghĩ ta nên đẩy mạnh liên kết với các phòng ban khác.
存じます với nghĩa 思います được dùng trong các trường hợp nêu ý kiến, đề xuất một cách khiêm nhường lịch sự.
存じます với nghĩa 知る phải chia ở thể Vている、giống như 知る luôn là 知っている, 存じる với nghĩa "biết" luôn phải chia ở thể ている là 存じています。
À mà nhân tiện, cùng là 知っている nhưng khiêm nhường ngữ của "biết một việc gì đó" là 存じております/存じています, nhưng "biết một người đáng kính nào đó" phải là 存じ上げています nhé các bạn. Ví dụ như:
1. このケーキの作り方、知っていますか。
はい、存じております。
2. 社長のご家族をご存知ですか。
はい、存じ上げております。
Tóm lại :
存じます là khiêm nhường ngữ của cả 知ります và 思います。Trong trường hợp là khiêm nhường ngữ của 知ります phải chia thể Vています là 存じています/存じております。
存じております là "biết vật/ việc", còn "biết những thứ liên quan đến ai đó đáng kính" (như giám đốc hay gia đình giám đốc) phải dùng động từ 存じ上げております。
Mỗi chữ "biết" thôi cũng đủ nhức nhức cái đầu, bảo sao kính ngữ luôn là niềm đau với không ít người học tiếng Nhật😅
Bạn có biết
Văn hoá gói quà của người Nhật bắt nguồn từ tập quán trải khăn dưới đồ cúng để đồ cúng không bị dơ bẩn
(包む文化は、お供えものが汚れないように敷物をしたことがはじまりだと言われています)
Nên đưa tiền cũng nên để trong phong bì chứ không đưa trực tiếp, mua bánh kẹo làm quà ở bất cứ nơi đâu họ đều hỏi mua ăn hay mua biếu, mua biếu họ sẽ nhét thêm túi giấy của hộp bánh đó để lúc biết tặng lôi ra đựng cho thanh lịch.
Chia sẻ cho các bạn sắp thi JLPT nhé☺️
Hôm nay cùng đọc đề N1 với học trò, cô trò mình đọc được một đoạn như thế này:
"Mỗi con người cũng giống như mỗi cuốn sách. Có những cuốn sách best seller giống như có người số đào hoa, có những cuốn sách chẳng mấy ai tìm đọc tương tự như những người bị ghét. Tuy nhiên, dù là như vậy, mỗi cuốn sách lại có giá trị riêng của nó. Nếu ta đưa cho một người cuốn sách đúng lĩnh vực mà họ đang kiếm tìm thì trong khoảnh khắc đó, cuốn sách ấy đối với anh/ cô ta, chính là cuốn sách có giá trị nhất(良書)"
Mình ví dụ thêm cho học trò dễ hình dung là "nếu em đang muốn đi câu cá thì em sẽ coi cuốn sách về câu cá là cuốn có giá trị nhất, nhưng lúc em muốn giải trí mơ mộng thì tiểu thuyết ngôn tình mới là sách giá trị với em" Sách thì nó vẫn "có giá của nó", quan trọng là có đúng người đúng thời điểm hay không thôi.
Sách giải đề thi N1 chắc cũng là sách giá trị, ít ra là với các bạn đang ôn thi N1. Nhưng nhiều khi mình nghĩ ngoài giá trị là "sách / tài liệu ôn thi", nó còn có giá trị là "những áng văn sâu sắc, thú vị" nữa. Tiếc là ít người thật sự có thời gian thảnh thơi mà cảm nhận được điều đó.
Nếu cảm nhận được điều đó ngay trong lúc ôn thi, bạn sẽ học ôn rất nhàn, học mà như đang thư giãn vậy đó🥰
Câu hỏi luôn đau đáu trong mình: làm sao để học trò cảm nhận được rằng "đọc đề thi" rất vui?
「行間を読む」
Gyoukan wo yomu
Trực dịch là "đọc giữa những dòng chữ" (行と行の間を読む), 行 (ぎょう) ở đây là "dòng chữ", không phải đọc chữ, mà đọc phần khoảng trống giữa các dòng.
Ý nghĩa là : hiểu và cảm nhận được ý tứ, ý đồ của tác giả dù nó không được thể hiện trực tiếp trong đoạn văn (hay lời nói)
Ví dụ:
1. 行間を読むのに必要なことは、人生経験と知識だ。と父が語った
Bố tôi nói rằng, để có thể đoán được ý tác giả muốn nói cần kiến thức và kinh nghiệm sống.
2. 年齢を重ねると芸術などにふれて、作者の行間を読むことが楽しみの1つになってきた。
Khi có tuổi, tôi bắt đầu có thêm niềm vui tìm hiểu nghệ thuật và đoán ý của các tác giả.
Ý nghĩa cũng hơi giống với 空気を読む(くうきをよむ)- (đọc không khí😁), đoán ý tứ của người khác, đoán định hoàn cảnh để cư xử cho phù hợp mà không cần họ phải nói huỵch toẹt ra.
行間を読む力、năng lực đoán ẩn ý này quan trọng ra phết, trong đời sống thì ví dụ như khi.. nhắn tin với crush này😁, con gái mà nói "không có gì đâu ạ🙂" kèm cái mặt này "🙂" thì khả năng cao có biến😁
"行間を読む"còn rất quan trọng trong khi thi N1 nữa, không chỉ vì "văn của người Nhật" tầm đó hay trích từ các bài thích "vẽ mây nẩy trăng", mà bản thân từ này cũng hay có ở bài đọc- biết nghĩa nó không thừa bạn nhé 😊❤️
Tiếp tục bàn về việc "nói tiếng Nhật kể cũng nhàn" nhé😊
"Gấp đôi" rõ là 二倍(にばい), nhưng lại được rút ngắn chỉ còn là 倍(ばい). Nghĩa là thay vì nói gấp đôi, chỉ cần nói AはBの倍になった (A gấp B😁) là ta hiểu "A bằng hai thằng B cộng lại" rồi
Bữa trưa là 昼ごはん hay お昼ごはん、nhưng người ta cũng có thể rút được thành お昼, kiểu
お昼の支度をする(おひるのしたくをする)
(Chuẩn bị cho bữa trưa)
そろそろお昼にしましょうか。
(Ta đi ăn trưa đi)
(Trực dịch: 1- Chuẩn bị buổi trưa, 2- Trưa đi, trưa thôi😁😁😁)
Lạ là gấp ba gấp bốn thì không được viết tắt, bữa sáng hay bữa tối cũng không được giản lược thành お朝hay お... ばん(晩)😅. Nên người nước ngoài học theo không cẩn thận lại thành sai be bét😂
Nói chung là nói tiếng Nhật kể cũng nhàn, nhưng mà nhàn cho người bản xứ mà thôi😂😂😂
Nhiều lúc thấy người Nhật cũng kiểu... lười ý, cái gì rút gọn được là họ rút gọn triệt để
Ví dụ như
今日はいいお天気ですね
Hôm nay trời đẹp nhỉ
Câu ngắn cũn thôi mà cũng phải rút thành
今日はお天気ですね
Hay thậm chí chỉ là 天気だ
Mặc nhiên お天気= いいお天気=晴れ Trời nắng đẹp
Nếu trực dịch thì chỉ là
"Hôm nay thời tiết nhỉ" "hôm nay...trời nhỉ" hay ngắn gọn là "trời"😁
Tự dưng thấy nói tiếng Nhật kể cũng nhàn😂
Trong bài アイドル nổi đình nổi đám năm ngoái tại Nhật có câu
見えそうで見えない秘密は蜜の味
Bí mật "nửa kín nửa hở" luôn có vị mật ngọt.
蜜の味(みつのあじ) - vị mật ngọt, chỉ những thứ người khác thấy hấp dẫn, trong bài trước mình có viết câu 人の不幸は蜜の味-Sự bất hạnh của người khác luôn có vị mật ngọt, cũng là từ này mà ra.
Nhưng ở câu trên, mình còn thích cả cách nói 見そうで見えない: tưởng chừng nhìn thấy mà thực ra là không nhìn rõ, mình dịch là "nửa kín nửa hở". Từ này còn có thể dùng với 服 thành 見えそうで見えない服- quần áo kiểu nửa kín nửa hở hững hờ nữa nhé
Mở rộng ra, ta có thể dùng cấu trúc V(thể khả năng) そうでV(thể khả năng) ない để chỉ những thứ "tưởng chừng dễ xơi mà thực ra khó nhằn" "tưởng không khó mà khó không tưởng". Ví dụ như
できそうでできない手遊び: trò chơi tưởng không khó mà khó không tưởng、出せそうで出せない味- vị tưởng dễ mà không sao nấu ra được...
Có việc gì mà bạn tưởng dễ nhưng bắt tay vài làm mới thấy khó không? できそうでできないことって何かありますか。
Nói như gói kẹo dừa 🥥
Là sao nhỉ😁
Tản mạn vài điều về
"Nhu thường thắng cương"
Chắc bạn đã từng nghe hay dùng câu "Nhu thường thắng cương"? Bạn có biết tiếng Nhật dịch là gì không?
Câu này trong tiếng Nhật là
柔よく剛を制す
(じゅうよくごうをせいす)
Chữ よく này chữ Hán viết như thế này nha các bạn
よく=能く - chữ Hán là chữ "năng" đó nhé
Câu thành ngữ trên thường được đi thành cặp với câu
剛よく柔を断つ(ごうよくじゅうをたつ)
(Cương thường đoạn nhu)
Tức là không có thứ gì là tuyệt đối cả. Mềm mỏng linh hoạt để uyển chuyển tránh những va chạm áp lực cũng tốt. Nhưng đôi khi cũng cần mạnh mẽ rắn rỏi. Vì vậy "Nhu thường thắng cương" và "Cương thường đoạn nhu" mới đi thành cặp, biết cương nhu đúng chỗ mới là sự linh hoạt (柔軟性-じゅうなんせい) thật sự.
Quan điểm cương nhu bên trên bắt nguồn từ văn hoá Trung Hoa cổ đại, còn câu "Nhu thường thắng cương" cũng có thể dịch sang thành ngữ "thuần Nhật" như dưới đây nha
柳に雪折れなし
(やなぎにゆきおれなし)
Cây liễu không bao giờ bị gãy bởi tuyết phủ
(Ý chỉ sự mềm mại uyển chuyển sẽ giúp ta tránh những va chạm không đánh có hại đến thân, như cây dương liễu rất mềm tuyết không thể đọng lên đến mức đổ gập cả cành)
Câu "Nhu thường thắng cương" đi thành một cặp với "Cương thường đoạn nhu" mình đã thấy tâm đắc rồi, tìm hiểu được câu thành ngữ về cây liễu thấy dễ hiểu tâm đắc hơn nữa
(Mình đọc từ đây nha các bạn
aishinkankyoto.jp)
Ngoài ra, mình cũng tìm hiểu thêm được là trong câu Nhu thường thắng cương
柔よく剛を制す thì chữ よく được viết chữ Hán là chữ Năng 能く
Mình lại nghĩ, "năng" này có phải là "siêng năng" hay "năng nhặt chặt bị" không mà người xưa dịch là "thường"?
Nói đến Hán Việt rồi Hán Nôm mới thấy mình còn thiếu kiến thức ghê... học tiếng Nhật xong lại quay ra muốn học kĩ hơn tiếng Việt😁
いい đối với mình là một từ rất やっかい、rất "phiền toái" trong tiếng Nhật
Vì không phải lúc nào いい cũng là tốt
Ví dụ như câuいい歳して dưới đây
"Bán anh em xa mua láng giềng gần" tiếng Nhật là
遠くの親類より近くの他人
(とおくのしんるいよりちかくのたにん)
😊
Để không bị sếp lườm 😁
Phân biệt それで và そこで
Chia sẻ lại quan điểm của mình về việc
"Giáo viên tiếng Nhật phải nói tiếng Nhật 100%" mới là "ngầu"😊
Đố bạn biết nó kinh dị chỗ nào?
Hôm nọ đi hiệu sách với con gái, mình thấy cuốn này khá thú vị nên đã mua về.
Đại khái đây là tuyển tập các truyện tranh ngắn bốn 4, tên là 意味がわかると怖い4コマ
(Những mẩu truyện tranh nếu hiểu được ta sẽ thấy rùng mình)
Vì là sách cho thiếu nhi nên sau mỗi mẩu truyện sẽ có giải thích "sợ chỗ nào" ở trang sau. Có đoạn này đỡ ghê, vì không phải truyện nào cũng dễ đoán.
Mình thử đố bạn truyện dưới đây đáng sợ ở chỗ nào nhé? Mình sẽ trả lời sau khi đọc câu trả lời của các bạn nha🥰
Bạn đã học chữ nào chưa☺️
ここをクリックしてあなたのスポンサー付きリスティングを獲得。
ビデオ (すべて表示)
事業に問い合わせをする
ウェブサイト
住所
大隅1-1/25
Osaka, 533-0015
■URL:http://www.kamei.ac.jp/ ■日本語学科ブログ(Blog) http://ameblo.jp/kamei-jp/ ■スタッフブログ(Blog) http://ameblo.jp/kameigakuen/
大隅1-1/25
Osaka, 533-0015
自動車・ロボット・建築デザイン・デジタル家電・映像・音響・気象・環?
大阪市中央区内本町1-3-5 いちご内本町ビル4階
Osaka, 540-0026
【Withコロナ時代の新しいキャリア教育】これまでの職場体験学習にかわる、学校と企業をつなぐ「キャリアチャレンジデイOn-Line Meets」
Osaka
いつでも世界中の任意の法定通貨で取引ができる、待つ必要も高額の手数料を支払う必要もない包括的な取引プラットフォームで、グローバルユーザーに豊富な取引オプションと機能を提供します。
東大阪市寿町
Osaka, 5770837
🎌青い山 - Academia de Japonés🎌 💮Profes Nativos 💮Clase Online por Zoom 💮Clase Presencial (BsAs🇦🇷) 💮Actividades Culturales (Intercambio Idiomas, Cena Japonesa, Karaoke, etc)
大阪市東淀川区東中島1-19-4 ルーシッドスクエア新大阪2F
Osaka, 5330033
『AWARENESSコーチングスクール』とは、幸せの8割を占めると言われる「人間関係」を向上させます
福島区玉川1-1-36キングマンション堂島川1階
Osaka, 5530004
2022年4月開園。 大阪市認可の小規模保育園になります。福島区玉川にあります。